Viêm bàng quang cấp – Nguyên nhân, chuẩn đoán và cách điều trị

Viêm bàng quang cấp là giai đoạn đầu của bệnh với nhiều triệu chứng đột ngột và dữ dội, là giai đoạn báo hiệu bệnh. Nếu trong giai đoạn đầu của bệnh mà không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ rất dễ dẫn đến giai đoạn mãn tính. Vậy bệnh viêm bàng quang cấp có triệu chứng gì, nguyên nhân ra sao và cách điều trị như thế nào?

1. Khái quát về viêm bàng quang cấp là gì?

Viêm bàng quang cấp là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính tại bàng quang với các hội chứng đột ngột cần cấp cứu gấp. Cụ thể các triệu chứng viêm bàng quang cấp là gì? Đó là những triệu chứng rõ ràng như đái buốt, đái rắt, nóng rát khi tiểu tiện. Đôi khi có lẫn mủ và máu trong nước tiểu, đau tức bụng dưới. Khi xét nghiệm nước tiểu sẽ phát hiện có bạch cầu niệu và vi khuẩn niệu. Tìm hiểu thêm về các giai đoạn và triệu chứng của viêm bàng quang tại đây.

Viêm bàng quang cấp với những biểu hiện dữ dội và đột ngột

Giai đoạn cấp tính, bệnh có nhiều biểu hiện dữ dội và đột ngột, thậm chí có thể tái diễn nhiều lần trong thời gian dài.

Bệnh ở giai đoạn cấp tính nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ dẫn đến giai đoạn mãn tính. Khi đó người bệnh sẽ phải sống chung với bệnh và những điều nguy hiểm do bệnh đem lại.

2. Biểu hiện viêm bàng quang cấp

Bệnh viêm bàng quang cấp tính có những triệu chứng rất rõ rệt, đột ngột và những cơn đau tức dữ dội.

Cụ thể các triệu chứng viêm bàng quang cấp là gì?

  • Gặp khó khăn khi tiểu tiện, đái rắt, buốt và nóng.
  • Trong nước tiểu có lẫn máu, mủ hoặc mùi hôi bất thường.
  • Có tình trạng buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày, thường xuyên buồn tiểu, tiểu gấp nhưng mỗi lần đi tiểu thì lượng nước tiểu lại ít.
  • Có cảm giác đau tức phần bụng dưới, khó chịu, đau hông và lưng.
  • Nhiều người có triệu chứng sốt, buồn nôn và nôn.

Khi gặp những dấu hiệu viêm bàng quang cấp này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và có phương hướng điều trị kịp thời.

3. Các nguyên nhân gây viêm bàng quang cấp

Viêm bàng cấp tính gây nên từ các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

* Do vi khuẩn gây nên phổ biến nhất là vi khuẩn gram như Escherichia coli, proteus mirabilis, klebsiella, Staphylococus arueus

Viêm bàng quang cấp tính do vi khuẩn gây nên

* Do suy giảm hệ thống miễn dịch: Những người mbij nhiễm HIV/AIDS hoặc đang điều trị ung thư có hệ miễn dịch kém rất dễ bị viêm bàng quang.

* Do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Người thường xuyên nhịn tiểu, sử dụng nước rửa không hợp vệ sinh, có lẫn chất hóa học độc hại, rửa qua loa, hoặc không đúng cách điều có thể khiến cho bàng quang bị viêm nhiễm.

* Do các nguyên nhân bệnh lý

* Do phù đạo lành tính hoặc u tuyến tiền liệt, do sỏi và u bàng quang, do hẹp niệu đạo, hẹp bao quy đầu, do đái tháo đường, do có thai, do đặt sonde dẫn lưu bàng quang hoặc can thiệp bàng quang niệu đạo.

* Do quan hệ tình dục không an toàn: Đời sống tình dục phóng khoáng nhiều bạn tình, hoặc không sử dụng bao cao su an toàn, quan hệ thô bạo, quan hệ bằng các hình thức không đảm bảo an toàn đều có thể là nguyên nhân khiến cho bàng quang bị viêm.

* Do mắc một số bệnh lý phần phụ liên quan: Các bệnh lý phần phụ như viêm phụ khoa, bệnh nam khoa, sỏi bàng quang không điều trị kịp thời cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm bàng quang.

4. Chẩn đoán viêm bàng quang cấp

Để chẩn đoán bệnh viêm bàng quang cấp cần dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

* Chẩn đoán lâm sàng:

– Bị đái buốt, đái rắt, đái ra máu, có mủ cuối bãi

– Bị đau nhẹ trên vùng khớp mu khi bàng quang căng

– Bị nóng rát khi đi tiểu và đái rắt

– Có thể thỉnh thoảng bị sốt nhẹ

* Chẩn đoán cận lâm sàng:

– Tiến hành xét nghiệm nước tiểu phát hiện bạch cầu niệu dương tính, có bạch cầu đa nhân thoái hóa. Đồng thời phát hiện vi khuẩn niệu, không có protein niệu trừ khi có đái máu và đái mủ

– Xét nghiệm máu phát hiện bạch cầu máu không cao.

>>>> Bạn đọc quan tâm: Viêm bàng quang kẽ là gì?

5. Điều trị viêm bàng quang cấp hiệu quả

Khi điều trị viêm bàng quang cấp, cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản là chống nhiễm khuẩn, loại bỏ nguyên nhân và điều trị dự phòng tái phát.

Các biện pháp điều trị cụ thể như sau:

* Với viêm bàng quang cấp thông thường:

– Dùng thuốc Trimethoprim-sulfamethoxazol, Cephalexin, Nitrofurantoin: Uống hàng ngày 2 viên cách nhau 12h. Duy trì trong 3 – 5 ngày

* Với viêm bàng quang cấp ở phụ nữ có thai:

Có thể dùng các thuốc sau: Cephalexin, Nitrofurantoin, Amoxicilin-clavulanat uống hàng ngày 2 viên cách nhau vài giờ và duy trì trong 5 – 7 ngày

* Viêm bàng quang cấp ở nam giới:

Trước hết cần tìm ra nguyên nhân gây viêm như viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt,… để chọn loại kháng sinh phù hợp. Thông thường các loại thuốc được sử dụng như sau: Trimethoprim-sulfamethoxazol, Cephalexin, Amoxicilin-clavulanat uống hàng ngày 2 viên chia 2 lần, duy trì trong 14 ngày.

Việc dùng thuốc và điều trị viêm bàng quang cấp cụ thể cho từng bệnh nhân có thể khác nhau đôi chút cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sỹ để đảm bảo an toàn và loại bỏ các tác dụng phụ của thuốc nếu có.

Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh viêm bàng quang cấp và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay. Bên cạnh đó, để tìm hiểu thêm các thông tin khác, bạn đọc có thể truy cập vào website namkhoaanviet.com hoặc liên hệ đến bệnh viện An Việt qua số hotline 1900.2838 để được tư vấn trực tiếp.