Vì nhiều lý do mà tỷ lệ viêm niệu đạo ở nữ giới cao hơn nhiều so với nam giới. Tuy nhiên, chị em lại rất thiếu kiến thức trong việc bảo vệ niệu đạo khỏi bị viêm nhiễm. Cùng các chuyên gia sức khỏe đi tìm hiểu rõ hơn về chứng viêm niệu đạo ở nữ giới là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm.
Mục lục:
1. Nhận diện các triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ giới chính xác nhất
Tình trạng nhiễm trùng ở niệu đạo của nữ giới do các loại vi khuẩn gây nên có thể được nhận diện thông qua các triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ giới sau đây:
Viêm niệu đạo ở nữ giới có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu đặc trưng
– Cảm thấy bị đau khi tiểu tiện, thường bị tiểu rắt, tiểu buốt, căng tiểu. Cảm giác cũng có thể là nóng rát khi tiểu tiện kèm theo đau ở bụng dưới và bộ phận sinh dục. Nước tiểu bị đục đôi khi có lẫn máu bên trong nước tiểu
– Quan sát bên ngoài niệu đạo sẽ thấy lỗ niệu đạo bị sưng đỏ, xuất hiện dịch mủ hoặc dịch âm đạo dạng nhớt, mủ và ngứa nhẹ.
– Khi bệnh bước sang giai đoạn mãn tính thì có thể nhận thấy xuất hiện thêm biểu hiện viêm niệu đạo ở nữ như đau lưng, thấy ớn lạnh ở lưng, thường xuyên bị sốt nhẹ.
Đó là các dấu hiệu viêm niệu đạo ở nữ đặc trưng giúp chị em nhận biết hoặc đặt nghi vấn về bệnh lý nan giải này. Phát hiện bệnh càng sớm sẽ càng có lợi cho điều trị về sau, giúp tránh được các nguy cơ biến chứng của bệnh và tránh được tình huống đáng lo ngại nhất đối với bệnh viêm niệu đạo đó là tình trạng kháng thuốc của các chủng khuẩn dẫn đến không thể điều trị triệt để được bệnh.
2. Nhận biết các loại viêm niệu đạo ở nữ giới phổ biến nhất
Viêm niệu đạo ở nữ giới hay nam giới cũng đều có thể phân chia thành hai dạng là viêm niệu đạo do lậu và viêm niệu đạo không do lậu. “Lậu” ở đây là lậu cầu khuẩn, một chủng khuẩn lây lan qua đường tình dục là chính.
Viêm niệu đạo được chia làm 2 dạng là viêm niệu đạo do lậu và không do lậu
* Viêm niệu đạo không do lậu:
Viêm niệu đạo dạng này chủ yếu có liên quan đến các chủng khuẩn thông thường và ký sinh trùng nếu có. Có thể kể đến như: E. Coli, Candida albicans, Trichomonas, trực khuẩn Gram,…
Đây là các chủng khuẩn có thể điều trị hiệu quả bằng liệu pháp dùng thuốc thông thường với các liều dùng và lộ trình phù hợp.
* Viêm niệu đạo do lậu:
Đây là dạng viêm niệu đạo có liên quan đến chủng khuẩn lậu cầu. Đây là loại vi khuẩn lây lan qua đường tình dục khiến bệnh trở nên nhạy cảm về nhiều mặt, đặc biệt là trong việc điều trị sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Quy trình điều trị đòi hỏi người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ mới có thể đạt được hiệu quả khả quan.
3. Ảnh hưởng và biến chứng của các triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ giới
Ngoài các triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ giới gây ảnh hưởng không nhỏ tới cảm giác, sinh hoạt của chị em, bệnh còn có nguy cơ đưa đến những biến chứng khá nguy hiểm, không chỉ có hại cho hệ bài tiết mà còn cho hệ sinh dục nữ giới.
Viêm niệu đạo nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm
– Viêm niệu đạo dẫn tới nguy cơ trực tiếp gây viêm bàng quang.
– Viêm niệu đạo không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả có thể biến chứng sang viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, thậm chí có thể gây viêm cả phần phụ và vùng chậu.
Mặc dù thời gian để chuyển biến từ viêm niệu đạo sang các biến chứng này không đột ngột và ngay lập tức nhưng hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà bạn không ngờ tới được. Cho nên phòng và điều trị sớm vẫn là điều được các bác sỹ khuyên chị em nên lưu tâm đặc biệt.
Bạn đọc có thể tham khảo các bài thuốc Đông Y giúp điều trị viêm niệu đạo: Tổng hợp các bài thuốc Đông y chữa viêm niệu đạo hiệu quả, an toàn
4. Phụ nữ bị viêm niệu đạo điều trị như thế nào?
Để chấm dứt triệt để và nhanh chóng các triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ giới, giải pháp đặt ra cần có sự kết hợp giữa việc điều trị theo chuyên khoa lẫn chế độ chăm sóc và sinh hoạt khoa học của bản thân người bệnh.
* Giải pháp điều trị:
Việc điều trị viêm niệu đạo chủ yếu tiến hành bằng thuốc kháng sinh. Thuốc được chỉ định theo đợt với liều tấn công phù hợp. Một số loại thuốc thường được ưu tiên sử dụng sau đây:
- Levofloxacin: Liều dùng 1 lần / ngày, duy trì trong 7 ngày liên tiếp
- Tetracycline: Liều dùng 2 lần / ngày, duy trì trong 7 ngày
- Erythromycin: Liều dùng 4 lần / ngày, duy trì trong 7 ngày liên tiếp
- Ofloxacin: Liều dùng 2 lần / ngày, duy trì trong 7 ngày
- Erythromycin: Liều dùng 4 lần / ngày, duy trì trong 7 ngày theo đường uống. Dùng cho bệnh nhân bị viêm niệu đạo do lậu cầu khuẩn
- Doxycycline: Liệu dùng 2 lần / ngày vào buổi sáng và buổi tối sau ăn, duy trì liên tiếp 7 ngày thì ngưng và kiểm tra lại. Đây cũng là một trong những loại thuốc chỉ định cho bệnh nhân bị viêm niệu đạo do lậu cầu khuẩn.
Trong trường hợp bệnh nhân có mủ và dịch nhầy trong ống niệu đạo sẽ được tiến hành nong niệu đạo để làm sạch mủ và dịch nhầy, loại bỏ một phần lớn khối vi khuẩn khỏi niệu đạo, giúp thông tiểu cho bệnh nhân.
* Giải pháp chăm sóc và phòng ngừa:
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần chú ý đến các vấn đề sau đây để có được hiệu quả chữa trị tốt nhất
– Giữ vệ sinh vùng kín đảm bảo, sạch sẽ, khô thoáng, sau mỗi lần tiểu tiện cần rửa sạch vùng kín và lau khô
– Không dùng các dung dịch vệ sinh có hương liệu và không phù hợp có thể làm thay đổi môi trường hoạt động của các chủng khuẩn có lợi tại vùng kín.
Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bạn cải thiện và điều trị bệnh hiệu quả
– Có chế độ ăn uống đảm bảo, nhiều rau xanh, bổ sung nhiều khoáng chất, uống thật nhiều nước mỗi ngày
– Sinh hoạt vợ chồng điều độ, đúng cách, vệ sinh, khi cần điều trị thì người chồng cũng cần dùng thuốc song song để tránh lây nhiễm chéo
– Cố gắng tiểu tiện thường xuyên, không nhịn tiểu
– Có thể tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng
– Trang phục nên thoáng mát, rộng rãi thoải mái.