Hẹp bao quy đầu ở trẻ 1 tuổi có đáng lo không, làm sao để khắc phục ?

Một thông số mà hẳn nhiều bậc cha mẹ ngạc nhiên đó là hầu hết các bé trai khi sinh ra đều bị hẹp bao quy đầu. Vì thế tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ 1 tuổi không phải là trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên, đâu là trường hợp hẹp bao quy đầu sinh lý bình thường và đâu là hẹp bao quy đầu bệnh lý cần điều trị. Những thông tin bên dưới dễ cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

1. Hẹp bao quy đầu ở trẻ 1 tuổi có bình thường không ?

Có tới 06% bé trai bị hẹp bao quy đầu khi mới sinh ra

Một thông tin được công bố và có trong thực tế đó là đa số các bé trai khi sinh ra đều bị hẹp bao quy đầu. Tỷ lệ này chiếm tới khoảng 96% và đó là cấu tạo tự nhiên ở cơ quan sinh dục của bé trai do ban đầu khi mới sinh, da bao quy đầu phải dính với nhau để bảo vệ một cách tự nhiên quy đầu và lỗ tiểu. Trong khoảng 3 năm đầu đời, khi dương vật của bé lớn dần thì da quy đầu sẽ bong ra giúp bao quy đầu tách dần khỏi quy đầu để quy đầu có thể trượt ra tự nhiên khi có sự cương cứng và khi kéo da quy đầu bằng tay khi vệ sinh hàng ngày. Như vậy tới khoảng 3 tuổi, tỷ lệ hẹp bao quy đầu ở trẻ đã giảm xuống chỉ còn 10 %. Tới khoảng 16 tuổi sẽ còn 1% và những trường hợp này được xem là hẹp bao quy đầu sinh lý bình thường. Nếu quy trình này không diễn ra và con bạn rơi vào phần trăm tỷ lệ không giảm mức độ hẹp bao quy đầu thì khả năng đó là hẹp bao quy đầu bệnh lý

Như vậy, hẹp bao quy đầu ở trẻ 1 tuổi có nguy hiểm hay không cần căn cứ trên việc đó là biểu hiện sinh lý bình thường hay là bệnh lý đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ mới 1 tuổi thì việc khẳng định bé thuộc nhóm hẹp bao quy đầu bệnh lý hay sinh lý e rằng hơi sớm. Trừ khi bạn quan sát thấy lỗ quy đầu của bé hoàn toàn không có, bé không thể đi tiểu được mới cần thăm khám để xác định sớm, còn lại nếu bé vẫn đi tiểu bình thường không kèm theo dấu hiệu bất thường nào khác thì có thể chờ cho tới khi bé trên 3 tuổi mới nên quay lại việc xác định hẹp bao quy đầu.

2. Nên làm gì với trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ 1 tuổi ?

Nếu đã xác định được chính xác con bạn thuộc trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ 1 tuổi thì can thiệp điều trị là cần thiết. Tuy nhiên, do trẻ còn quá nhỏ nên các biện pháp can thiệp điều trị bảo tồn nên được ưu tiên để tránh tổn thương và sang chấn cho trẻ. Đây cũng là lời khuyên của các bác sỹ nam khoa và nhi khoa tại bệnh viện An Việt dành cho cha mẹ của các bé.

Trẻ 1 tuổi bị hẹp bao quy đầu mẹ cần làm gì ?

Khi điều trị bảo tổn, cơ bản mẹ bé chỉ cần dùng tay để kéo giãn da bao quy đầu của bé mỗi ngày. Thao tác này giống như một bài tập giãn ra để dần dần quy đầu lộ ra. Khi thực hiện có thể kết hợp thêm dầu bôi trơn dành riêng cho bé để thao tác dễ dàng và không khiến bé khó chịu.

Sau một tháng hướng kéo giãn cơ học trên không đạt hiệu quả bạn có thể kết hợp thêm mỡ bôi trơn chứa steroid vì loại mỡ này có tác dụng làm căng da, nên có thể hỗ trợ đẩy nhanh quá trình giãn da. Khi đã đạt được kết quả, ngưng dùng mỡ bôi trơn, da bao quy đầu sẽ dày trở lại. Sau 3 tháng không đạt hiệu quả thì nên ngừng lại và xin tư vấn hướng can thiệp tiếp theo.

Cơ bản bạn không nên quá lo lắng việc trẻ 1 tuổi bị hẹp bao quy đầu, bởi vì tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục được. Điều quan trọng là bạn cần bình tĩnh, biết cách xử lý và giúp con tốt nhất.

Hy vọng những thông tin trên đây về việc hẹp bao quy đầu ở trẻ 1 tuổi đã có thể cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích để biết phải làm gì nếu con trẻ gặp phải tình huống này.