Hẹp bao quy đầu ở trẻ em phải làm sao? Cha mẹ cần lưu ý

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là vấn đề đang được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Đây được cho là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng cũng có trường hợp trẻ em bị hẹp bao quy đầu bệnh lý gây ra những biến chứng nặng nề. Vậy trước tình trạng này để có thể có cách xử lý thông minh và chính xác nào mà cha mẹ cần biết?

Cùng tìm hiểu những thông tin cụ thể nhất về bệnh bao quy đầu, biểu hiện và cách thức điều trị khi trẻ em hẹp bao quy đầu.

1. Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là gì?

Hẹp bao quy đầu có thể là hẹp sinh lý hoặc hẹp bệnh lý

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em hay còn được gọi theo tên khoa học là Phimosis. Đây chính là tình trạng khi bao da quy đầu ở trẻ bó chặt lại toàn bộ quy đầu và khiến cho quy đầu không lộn lại được ngay cả khi cương cứng. Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh gặp phải ở hơn 90% trẻ nam từ khi chào đời và tỉ lệ giảm dần khi trẻ lớn.

Thông thường, ở độ tuổi 3 đến 4 tuổi khi dương vật của bé lớn dần, lớp thượng bì sẽ bong ra đồng thời có sự tích tụ một số chất bợn nằm bên dưới da quy đầu và quy đầu. Thông qua những lần dương vật căng cứng lên khi đi tiểu sẽ giúp bao quy đầu tách dần khỏi quy đầu và tuột hẳn khi ngủ. Nếu không tiếp diễn theo cơ chế này thì đó là tình trạng hẹp bao quy đầu trẻ em.

Hẹp bao quy đầu có thể xuất phát ngay từ khi bé sơ sinh gọi là hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh và thường có 2 dạng là hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý. Mỗi trường hợp sẽ có cách xử lý khác nhau và không phải trường hợp nào cũng cần phải phẫu thuật mà có thể có những cách xử lý tại nhà.

>>>> Tham khảo: Hẹp bao quy đầu ở người lớn là gì?

2. Những biểu hiện khi trẻ em bị hẹp bao quy đầu?

Bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ em có các biểu hiện không khó nhận biết nếu mẹ chú ý. Thông thường, khi hẹp bao quy đầu ở bé trai sẽ có các biểu hiện chính như sau: khi đi tiểu, trẻ nhỏ sẽ tiểu khó khi phải rặn và làm phồng bao quy đầu hay tia tiểu bắn xa từ đó dẫn đến bao quy đầu của trẻ nhỏ thường xuyên gặp phải tình trạng tấy đỏ, ngứa ngáy. Bên cạnh đó, khi tiểu nước tiểu có mùi hôi và màu rất đục. Đối các em bé bị hẹp bao quy đầu khi mới sinh, thường xuyên quấy khóc và đỏ mặt, đặc biệt trẻ còn có thói quen hay vọc bộ phận sinh dục của mình.

Bé bị hẹp bao quy đầu thường xuyên quấy khóc và đỏ mặt

Có thể không cần phẫu thuật ngay khi hẹp bao quy đầu ở bé trai khi còn quá nhỏ, tuy nhiên cần theo dõi những biểu hiện của bệnh để có những phương pháp xử lý đúng cách tại nhà. Nhưng trước khi có những biểu hiện của hẹp bao quy đầu ở trẻ cần đến các phòng khám hoặc bệnh viện để được sự thăm khám của bác sĩ và được tư vấn về những cách xử lý tại nhà để có thể chữa trị bệnh.

3. Cách xử lý đúng khoa học khi phát hiện hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Đối với bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ không cần phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tư vấn các cách để mẹ có thể phối hợp chữa trị tại nhà nhưng cần phải thực hiện đúng cách theo hướng dẫn và kiên trì trong một khoảng thời gian nhất định để có được hiệu quả như mong muốn.

Trẻ em bị hẹp bao quy đầu phải làm sao ?

Đối với trường hợp em bé bị hẹp bao quy đầu dưới 3 tuổi, có thể thực hiện các động tác để nong bao quy đầu bằng tay bằng cách dùng tay kéo căng bao quy đầu, rồi kéo ra xa phía người của trẻ và kéo ngược lại phía sau. Liên tục 3 đến 4 lần mỗi ngày trong vòng 1 tháng để có được hiệu quả tốt.

Đối với hẹp bao quy đầu ở trẻ trên 3 tuổi, mẹ có thể thực hiện nong bao quy đầu cho trẻ bằng cách bôi thuốc mỡ có chứa thành phần là steroid hoặc diprosone. Dùng thuốc mỡ bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em một lần trong ngày, liên tục từ 4 đến 8 tuần. Nếu sau khoảng thời gian trên vẫn chưa thuyên giảm tình trạng hẹp bao quy đầu trẻ nhỏ thì có thể liên hệ bác sĩ để có cách điều trị khác.

Trẻ trên 3 tuổi, mẹ có thể thực hiện nong bao quy đầu cho trẻ bằng cách bôi thuốc mỡ

Để đạt được hiệu quả nhanh nhất khi trẻ em hẹp bao quy đầu, ngoài kết hợp với các bài tập trị hẹ bao quy đầu thì mẹ cần lưu ý vệ sinh bộ phận sinh dục của bé sạch sẽ tránh để tình trạng nước tiểu bị đọng lại gây viêm nhiễm quy đầu khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn. Việc vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục còn giúp bé tránh khỏi các bệnh viêm nhiễm nguy hiểm khác như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Bên cạnh những phương pháp tự điều trị tại nhà, một số trường hợp khác các bé sẽ được chỉ định cắt bao quy đầu bởi bác sĩ điều trị gồm: trường hợp hẹp bao quy đầu bệnh lý với biểu hiện bao quy đầu bị chít hẹp xơ chai; trường hợp điều trị bảo tồn thất bại và một số trường hợp khác vì lý do thẩm mỹ hoặc theo yêu cầu của người nhà mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em không quá khó khăn để xử lý nếu mẹ có đủ kiến thức và nắm vững các cách xử lý và phối hợp cùng bác sĩ. Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi phát hiện các dấu hiệu bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ cần đưa ngay đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Mọi thắc mắc liên quan đến hẹp bao quy đầu ở trẻ em vui lòng liên hệ ngay đến các bác sỹ tại bệnh viện đa khoa An Việt qua Hotlinhe : 19002838 để được tư vấn miễn phí nhé! Xin cảm ơn!