Viêm niệu đạo khi mang thai nguy hiểm khôn lường

Viêm niệu đạo khi mang thai là rất phổ biến. Vì đây là khoảng thời gian nhạy cảm trong việc chăm sóc cô bé, môi trường âm đạo lại dễ bị viêm nhiễm, tấn công từ vi khuẩn. Điều nguy hiểm là thời gian mang thai thì việc dùng kháng sinh điều trị bệnh là gần như không thể. Vậy cần làm gì khi mắc viêm niệu đạo ở phụ nữ có thai?

1. Nguyên nhân gây viêm niệu đạo khi mang thai

Phụ nữ có thai thường có nguy cơ mắc viêm niệu đạo cao

Do cấu tạo niệu đạo ở nữ giới ngắn và nằm gần hậu môn nên viêm niệu đạo gặp nhiều hơn ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có thai.

Với chị em phụ nữ bị viêm niệu đạo chủ yếu là do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, thói quen lau rửa từ hậu môn vòng ra âm đạo, để băng vệ sinh quá lâu, hoặc do quan hệ tình dục không lành mạnh như không dùng bao cao su, quan hệ đồng tính, quan hệ nhiều bạn tình,…

Tuy nhiên, với phụ nữ mang thì viêm niệu đạo lại dễ gặp phải hơn hẳn bởi những nguyên do như:

  • Nội tiết tố gia tăng đột biến khi mang thai sẽ làm ống niệu đạo mở to, dịch âm đạo tiết ra nhiều, khiến vùng kín luôn ẩm ướt. Đây là môi trường hoàn hảo để các vi khuẩn, virut, nấm men xâm nhập gây viêm niệu đạo.
  • Thai nhi phát triển chèn lên bàng quang dẫn đến nước tiểu chảy chậm, ứ đọng thành dịch ở bàng quang và niệu đạo. Vi khuẩn mầm bệnh ở đây sẽ từ từ tấn công gây viêm nhiễm.

2. Triệu chứng bệnh viêm niệu đạo khi mang thai

Viêm niệu đạo khi mang thai có những triệu chứng gì?

Viêm niệu đạo ở phụ nữ có thai có thể xảy ra ở bất cứ thời gian nào trong thai kỳ, tuy nhiên những tháng đầu thai kỳ, bà bầu dễ bị viêm nhiễm nhất.

Khi niệu đạo bị viêm nhiễm, phụ nữ có thai sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình như:

  • Gặp khó khăn khi tiểu tiện, tiểu dắt, tiểu bị đau rát, thậm chí tiểu ra máu.
  • Niệu đạo bị sưng đỏ, viêm tấy, có cảm giác nóng rát.
  • Âm đạo tiết nhiều dịch nhầy, có mủ hoặc mùi khó chịu, ngứa âm đạo.
  • Đau bụng dưới, thường xuyên cảm thấy buồn tiểu.

Nhìn chung, những triệu chứng của viêm niệu đạo ở bà bầu giống với những bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm phụ khoa. Để phát hiện kịp thời, chính xác, bà bầu nên đi khám để có hướng điều trị kịp thời.

Để biết được khi bị viêm niệu đạo cần kiêng gì để điều trị bệnh hiệu quả: Viêm niệu đạo cần kiêng gì – Lời khuyên từ các bác sỹ 

3. Viêm niệu đạo khi mang thai có ảnh hưởng thai nhi không?

Viêm niệu đạo khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi

Điều khiến chị em lo sợ là mắc viêm niệu đạo khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không. Không chỉ gây nhiều phiền toái trong việc tiểu tiện mà bệnh này cũng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời và đúng cách.

Những biến chứng do bệnh viêm niệu đạo gây ra khi điều trị không dứt điểm gồm:

  • Viêm niệu đạo khiến tiểu tiện khó khăn, đau rát, tiểu dắt, tiểu buốt, dẫn đến chị em có xu hướng nhịn tiểu, về lâu sẽ gây sỏi thận.
  • Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm bàng quang, viêm buồng trứng,… là hệ lụy tất yếu của viêm niệu đạo nếu để tình trạng này kéo dài.
  • Viêm niệu đạo ở bà bầu khiến chị em mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, dẫn đến sức đề kháng giảm sút, thai nhi không đủ chất, chậm phát triển.
  • Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến em bé, dễ sảy thai, dọa sinh non, tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, viêm hô hấp, bé sinh ra yếu ớt, đề kháng kém.

Đối với người bình thường, viêm niệu đạo có thể là chứng bệnh dễ mắc nhưng có thể điều trị đơn giản. Tuy nhiên với mẹ bầu thì chứng bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày mà còn trực tiếp tác động xấu đến thai nhi. Chính vì thế, nếu bị viêm niệu đạo khi mang thai, chị em phải điều trị càng sớm càng tốt.

4. Viêm niệu đạo khi mang thai nên làm gì?

Bên cạnh ảnh hưởng đến thai nhi thì một trong những điều khiến viêm niệu đạo ở bà bầu trở nên nguy hiểm hơn chính là khó khăn trong điều trị.

Hầu hết các thuốc điều trị viêm niệu đạo chủ yếu là thuốc kháng sinh nên bà bầu không thể dùng bình thường.

Khi mang thai nhưng bị viêm nhiễm niệu đạo, chị em phải làm gì?

  • Đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để khám, tìm hiểu nguyên nhân chính xác, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống, thuốc đặt,… mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Trong thời gian điều trị cần chú ý, nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường ở vùng kín hay đau bụng, cần đến ngay bệnh viện.
  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh vùng kín hàng ngày, không để tay bẩn, hay dung dịch, hóa chất, xà phòng,… tiếp xúc với âm đạo.
  • Không nhịn tiểu, uống nhiều nước.
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau củ, trái cây giàu vitamin, nghỉ ngơi hợp lý.

Viêm niệu đạo khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, chính vì thế, nếu như thấy dấu hiệu bất thường nghi mắc bệnh, chị em phải đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. Trên đây là những thông tin về bệnh viêm niệu đạo ở phụ nữ có thai, để tìm hiểu thêm thông tin khác bạn có thể trực tiếp Nam khoa An Việt hoặc liên hệ đến số hotline 1900.2838 để được hỗ trợ trực tiếp.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT

Địa chỉ tại: Sô 1E đường Trường Trinh, Q. Thanh Xuân , TP. Hà Nội

Wedsite: https://namkhoaanviet.com/