Nhiều trường hợp mặc dù đã thăm khám và điều trị nhưng chứng viêm niệu đạo chữa mãi không khỏi. Điều này khiến cho nhiều người không khỏi lo lắng liệu viêm niệu đạo có chữa được không khi mà nó đang trở thành bệnh lý ngày càng nhiều người gặp phải. Lý do vì sao viêm niệu đạo lại khó chữa dứt điểm như thế?
Mục lục:
1. Viêm niệu đạo đe dọa đến sức khỏe người bệnh như thế nào?
Viêm niệu đạo là bệnh lý mà tại niệu đạo xuất hiện các triệu chứng viêm do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do vi khuẩn nhiều chủng khác nhau gây nên, hoặc khuẩn E.Coli, hoặc khuẩn Chlamydia, hoặc khuẩn lậu,…
Đối với sức khỏe nói chung thì bệnh viêm niệu đạo có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới cảm giác, tâm lý của người bệnh. Đó là lý do mà ai mắc phải và đã từng điều trị cũng đều băn khoăn viêm niệu đạo có chữa được không.
Có thể kể đến những ảnh hưởng của viêm niệu đạo như:
– Gây đau cản trở và khó khăn cho việc tiểu tiện: Người bệnh có thể bị đau buốt khi đi tiểu, bị tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu không hết. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ gặp phải triệu chứng có lẫn mủ hoặc máu trong nước tiểu.
– Gây sốt, ớn lạnh, suy nhược cơ thể
– Gây đau tức bụng khi vi khuẩn tấn công sang các vùng lân cận
– Ảnh hưởng tới chức năng sinh lý: Cản trở việc quan hệ tình dục và cảm giác đau tức khi quan hệ. Tình trạng viêm sẽ khiến cho người bệnh khó đạt cực khoái, thậm chí không thể chạm đến được cảm xúc đỉnh cao này trong đời sống tình dục.
Viêm niêu đạo gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Ảnh hưởng của bệnh viêm niệu đạo không dừng lại ở đó. Bệnh có thể gây ra những biến chứng đặc biệt nguy hiểm như sau:
– Gây bí tiểu: Vì viêm niệu đạo kéo dài không được chữa trị hoặc chữa trị kéo dài không khỏi có thể hình thành nên các sẹo cục bộ ở bên trong niệu đạo. Chúng sẽ làm hẹp niệu đạo khiến cho đường dẫn nước tiểu ra ngoài bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng tiểu khó, bí tiểu.
– Gây suy thận: Thống kê gần đây cho thấy 25% bệnh nhân bị suy thận mãn tính bắt đầu do bị viêm niệu đạo. Khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn suy thận, mức độ nguy hại đối với sức khỏe là khó có thể lường hết được.
– Bệnh có thể tiến triển nặng tới mức gây apxe niệu đạo, rò niệu đạo,…
– Gây ra các viêm nhiễm phụ cận: Vi khuẩn từ niệu đạo bị viêm có thể xâm nhập tới các phần phụ cận gần đó như âm đạo (ở nữ giới), tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh, mào tinh hoàn và tinh hoàn (ở nam giới). Chúng sẽ gây nên các bệnh lý viêm trên diện rộng, từ viêm bàng quang tới viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn ở nam giới. Và nguy cơ viêm âm hộ, viêm nội mạc tử cung, ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai và giữ thai ở nữ giới.
– Tình trạng “nhờn” thuốc: Trường hợp viêm niệu đạo chuyển biến sang giai đoạn mãn tính có thể xảy ra trường hợp không đáp ứng thuốc, ngay cả với những thuốc đặc hiệu.
>>>> Quan tâm: Chứng viêm niệu đạo ở nam giới chớ coi thường
2. Bị viêm niệu đạo có chữa được không?
Viêm niệu đạo không thuộc nhóm bệnh hiểm nghèo và chuyên biệt. Đó vẫn là bệnh có thể chữa trị được với điều kiện chữa sớm và đúng phương pháp.
Khi bị viêm niêu đạo bạn nên tiến hành điều trị sớm
Đây là bệnh có nguyên nhân bắt nguồn từ các khuẩn thông thường nên vẫn có thuốc có thể kháng lại các dạng khuẩn gây bệnh này. Nhưng nhìn chung, tất cả các bệnh lý có liên quan tới vi khuẩn đều không dễ chữa khỏi nhanh và dứt điểm. Do tình trạng kháng thuốc dễ xảy ra nếu thuốc không đặc hiệu, khuẩn phát triển mạnh và liều tấn công không đủ tác dụng. Việc dùng thuốc không đúng, đủ và đảm bảo của người bệnh cũng là một trong những yếu tố khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn.
Bởi vậy, đối với bệnh lý này, các bác sỹ Bệnh viện An Việt khuyên người bệnh nên tiến hành điều trị sớm ngay khi phát hiện bệnh. Tốt hơn, nếu có các dấu hiệu bất thường ở việc tiểu tiện thì nên thăm khám sớm, phát hiện bệnh khi còn ở mức độ nhẹ sẽ dễ chữa trị hơn. Nếu bệnh tiến triển nặng, sang giai đoạn mãn tính sẽ rất khó điều trị dứt điểm. Chưa kể đến tình huống bệnh gây ra do các lậu cầu khuẩn, Mycoplasma, Chlamydia,… thì việc chữa trị sẽ phức tạp hơn bởi đây là các chủng khuẩn có khả năng kháng thuốc cao, dễ “nhờn thuốc”
3. Viêm niệu đạo chữa mãi không khỏi do đâu, cách nào điều trị dứt điểm?
Như đã thông tin, bệnh viêm niệu đạo hoàn toàn có thể chữa trị được, tuy nhiên thường xảy ra tình trạng viêm niệu đạo chữa mãi không khỏi, không khỏi dứt điểm hoặc dễ tái phát.
Nguyên nhân của tình trạng này là bởi các yếu tố sau đây:
Viêm niêu đạo do đâu ?
– Bệnh do các chủng khuẩn sinh sôi và phát triển gây nên như khuẩn E.Coli, Chlamydia, lậu cầu khuẩn, Mycoplasma,… Những chủng khuẩn này đều khó kiểm soát được bằng thuốc kháng sinh, rất dễ nhờn thuốc
– Do người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị đúng, đủ. Bệnh nhân thường dễ nản khi thời gian điều trị kéo dài, triệu chứng thuyên giảm không đáng kể và không rõ rệt
– Do đặc thù vị trí viêm gần hậu môn, cơ quan sinh sản thường bị ẩm ướt nên nguy cơ phát sinh vi khuẩn cao
– Bản thân người bệnh thường xem nhẹ các dấu hiệu bệnh lý ban đầu nên bệnh chỉ được phát hiện khi mức độ đã sang giai đoạn nặng. Bởi vậy nên bệnh thường khó điều trị khỏi dứt.
* Giải pháp điều trị viêm niệu đạo chữa mãi không khỏi hiệu quả:
Để điều trị viêm niệu đạo hiệu quả, cần tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh. Với mỗi chủng khuẩn cần dùng tới các loại thuốc khác nhau mới tạo ra hiệu quả tốt nhất. Muốn điều trị dứt điểm người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ theo dõi và điều trị bệnh, kiểm tra định kỳ theo chỉ định. Việc điều trị lại sau thời gian ngắt quãng sẽ rất vất vả, tỷ lệ nhờn thuốc cao.
Khi điều trị, người bệnh sẽ được áp dụng theo 2 phương pháp sau đây:
Khi bị viêm niêu đạo bạn có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa
– Phương pháp 1: Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp dùng thuốc để chữa viêm niệu đạo. Thuốc có thể là dạng uống, tiêm hoặc truyền theo phác đồ của bác sỹ chuyên khoa.
Một số loại thuốc thường được chỉ định phổ biến như Azithromycin hoặc Doxyclin phối hợp cefixim đường uống hoặc tiêm bắp ceftriaxon nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính. Nếu kết quả âm tính thì hoãn điều trị, tuy nhiên nếu có nguy cơ lây truyền qua đường tình dục cao thì vẫn có thể áp dụng phác đồ với các loại thuốc như trên.
>>> Tìm hiểu: Bị viêm niệu đạo nên uống thuốc gì?
– Phương pháp 2: Điều trị ngoại khoa
Đây là phương pháp thực hiện thủ thuật khi cần hút dịch mủ và nạo bỏ hoại tử bằng máy sóng ngắn hoặc hồng ngoại. Phương pháp áp dụng khi phát hiện có dấu hiệu tồn đọng dịch mủ và bị hoại tử mô.
Dù điều trị theo phương pháp nào thì bản thân người bệnh cũng không nên tự ý áp dụng. Đặc biệt với phương pháp uống thuốc, vì dù dùng đúng loại nhưng sai liều dùng và cách dùng cũng đều không có ý nghĩa điều trị bệnh.