Viêm bàng quang kẽ khác với viêm bàng quang thông thường ở điểm gì? Liệu có gây nguy hiểm cho sức khỏe hay không? Mọi vấn đề xung quanh chứng viêm bàng quang kẽ ở nam giới sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.
Mục lục:
1. Bệnh viêm bàng quang kẽ là gì?
Bệnh viêm bàng quang kẽ là gì và triệu chứng như thế nào?
Bệnh viêm bàng quang kẽ còn được gọi với tên khác là hội chứng đau bàng quang. Đây là tình trạng mà bàng quang bị gây áp lực mãn tính, gây đau ở bàng quang và vùng chậu ở nhiều mức độ từ nhẹ tới nặng khác nhau.
Bệnh này được giải thích theo cơ chế như sau: Bàng quang là nơi chứa nước tiểu, nó sẽ giãn nở cho tới khi đạt độ căng tối đa. Khi đó, bàng quang sẽ phát tín hiệu tới não bộ để cho bạn biết là cần phải đi tiểu. Các thông tin sẽ được trao đổi và lan truyền theo quy luật trình tự để thôi thúc chúng ta đi tiểu khi bàng quang căng đầy nước.
Nhưng khi bị viêm bàng quang kẽ, các tín hiệu trên đây sẽ bị xáo trộn, không kịp thời phản ánh tới não bộ nên sẽ ít buồn tiểu hơn dẫn tới đi tiểu ít hơn.
>>>> Tham khảo: Những điều cần biết về chứng viêm bàng quang thông thường
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang kẽ
Hiện các nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang kẽ chưa được khẳng định chính xác. Tuy nhiên, khả năng có thể do các yếu tố sau đây gây ra:
– Những người bị viêm bàng quang kẽ thường bị phát hiện có thể mắc phải một khiếm khuyết nhỏ trong lớp niêm mạc bảo vệ của bàng quang. Sự rò rỉ ở lớp biểu mô này cũng có thể cho phép các chất độc hại từ nước tiểu kích thích ngược trở lại bàng quang gây ra những xáo trộn trong các tín hiệu tiểu tiện.
– Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát sinh chứng viêm bàng quang kẽ đó là phản ứng tự miễn dịch, di truyền, nhiễm trùng hoặc dị ứng. Dẫu vậy, các yếu tố này chưa được khẳng định chính xác là gây ra viêm bàng quang kẽ, chúng chỉ nằm trong nhóm nguyên nhân dự đoán.
– Các yếu tố như quan hệ tình dục, màu da, màu tóc, độ tuổi, cũng có thể là những yếu tố chi phối trực tiếp đến nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang kẽ. Chẳng hạn như người trên 30 tuổi, người có làn da trắng, mái tóc đỏ thì nguy cơ bị mắc viêm bàng quang kẽ cao hơn.
3. Các triệu chứng của bệnh viêm bàng quang kẽ là gì?
Viêm bàng quang có thể khiến bạn buồn tiểu thất thường
Bệnh viêm bàng quang kẽ không có nhiều triệu chứng, cơ bản nhất là 2 triệu chứng dễ nhận biết và đặc trưng sau đây:
– Đau âm ỉ bàng quang và vùng chậu, trước và sau đi tiểu đều thấy đau tức, dù đã đi tiểu hết vẫn thấy đau
– Buồn đi tiểu thất thường, cảm giác mức độ cơn buồn tiểu không đúng với lượng nước tiểu mỗi lần đi.
– Bìu xuất hiện cảm giác đau nhất là vùng phía sau bìu. Tinh hoàn và dương vật cũng có dấu hiệu đau.
– Sau khi quan hệ tình dục, khi xuất tinh, nam giới thấy đau rát. (Bác sĩ tư vấn: Bị viêm bàng quang có quan hệ được không?)
*Lưu ý: cũng có những trường hợp bị viêm bàng quang kẽ nhưng triệu chứng khá nghèo nàn, không có triệu chứng như đã đề cập ở trên. Vì thế việc thăm khám sức khỏe định kì là cực kì quan trọng để giúp bạn phát hiện sớm nhiều mầm bệnh trong cơ thể.
4. Hướng điều trị viêm bàng quang kẽ
Để điều trị viêm bàng quang kẽ, người bệnh cần được chẩn đoán trước sau đó mới chỉ định hướng khắc phục.
* Chẩn đoán bệnh: Việc chẩn bệnh được thực hiện thông qua các biện pháp sau
– Theo dõi lịch sử bệnh, có thể ghi nhật ký lượng nước uống và nước tiểu đi hàng ngày
– Khám bộ phận sinh dục, bụng, vùng chậu hoặc khám hậu môn, trực tràng cũng có thể tìm thấy các dữ liệu để chẩn bệnh
– Soi bàng quang để kiểm tra lớp niêm mạc bàng quang
– Sinh thiết để lấy mẫu mô và quan sát dưới kính hiển vi để kiểm tra
– Xét nghiệm tế bào nước tiểu
– Kiểm tra độ nhạy với Kali để chẩn đoán mức độ bệnh.
Khi bị viêm bàng quang kẽ bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám để các bác sỹ có biện pháp điều trị kịp thời
* Điều trị bệnh
Tùy từng trường hợp mà bác sỹ sẽ chỉ định một trong các hướng điều trị viêm bàng quang mô kẽ sau đây:
– Vật lý trị liệu: Các bài tập trị liệu có thể giúp giảm đau vùng chậu tương đối hiệu quả
– Uống thuốc để cải thiện các triệu chứng của bệnh như thuốc gỉam đau và chống viêm không steroid, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc kháng histamin
– Biện pháp kích thích thần kinh bằng điện xuyên qua da để giảm đau vùng chậu và giảm đau sau các lần đi tiểu.
– Làm căng bàng quang áp dụng cho một số người phù hợp khi họ cảm thấy cảm giác đau giảm bớt nếu bàng quang được bơm căng
– Đặt thuốc Dimethyl sulfoxide vào bàng quang bằng ống thông nhỏ qua niệu đạo
– Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang áp dụng khi các biện pháp điều trị khác không đáp ứng và bàng quang chỉ có thể chứa được một lượng nước tiểu rất nhỏ ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt.