Bệnh tiểu dắt ở trẻ em thường gặp phải trong độ tuổi từ 5 – 9 tuổi, không chỉ ở bé trai mà cả ở bé gái. Trẻ có thể liên tục quấy khóc, khó chịu và đau đớn khi bị tiểu dắt, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe. Điều này khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng này?
Mục lục:
1. Bệnh tiểu dắt ở trẻ em – Những triệu chứng và biểu hiện cha mẹ không nên bỏ qua
Khi bé đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện cơ thể thì bất cứ một triệu chứng khác thường nào cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến bé. Mặc dù bệnh tiểu rắt ở trẻ em không phải là quá hiếm gặp, thậm chí hầu như bất cứ ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá chủ quan mà phải chú ý theo dõi tình trạng và có cách điều trị sớm nhất. (Cha mẹ cần biết: Tiểu rắt là gì để hiểu rõ hơn triệu chứng và mức độ nguy hiểm của bệnh)
Bệnh tiểu dắt ở trẻ gây ra nỗi lo cho chính những bậc phụ huynh
Tiểu dắt ở trẻ hay còn gọi là đái són rất dễ nhận biết bởi nhiều triệu chứng cụ thể như:
- Bé có hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày, vừa đi tiểu xong lại buồn tiểu tiếp và đặc biệt chủ yếu về ban đêm.
- Lượng nước tiểu mỗi lần ít, có màu vàng đục, sẫm màu.
- Bé đau rát hoặc tiểu khó mỗi lần đi tiểu.
- Một số trẻ tiểu rắt nặng hơn có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi và quấy khóc
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé bị đau rát khi tiểu, viêm nhiễm đường tiểu, mệt mỏi, chán ăn và thường xuyên quấy khóc.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh đái dắt ở trẻ em
Rất nhiều cha mẹ nghĩ rằng, trẻ tiểu rắt là do trước đó uống quá nhiều nước hoặc sữa dẫn đến đi tiểu nhiều lần. Đây cũng có thể là lý do khiến bé gặp tình trạng này, nhưng nếu bởi nguyên nhân này, bé sẽ không đi tiểu quá nhiều và sẽ hết chỉ sau 1 buổi.
Do đó, khi bé bị tiểu dắt nhiều lần trong ngày, bạn phải đề phòng nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể một số nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này mà phụ huynh nên biết là:
– Nguyên nhân tiểu rắt ở trẻ em do sinh lý:
- Uống nhiều nước hay sữa và ăn nhiều cháo là một trong số nguyên nhân được kể đến đầu tiên gây ra hiện tượng trẻ tiểu rắt.
- Một số trẻ đi tiểu rắt là do uống nhiều đồ ngọt gây lợi tiểu như: nước mía, nước dừa, nước ngô…
- Nếu bé bị bố mẹ mắng nhiều khi đi tiểu nhiều lần gây cảm giác sợ hãi cho các bé cũng khiến bé bị tiểu rắt nhiều lần.
- Bé bị nóng trong người cũng gây ra hiện tượng trẻ em bị tiểu rắt.
– Nguyên nhân trẻ em bị đái dắt do bệnh lý:
Nếu như những nguyên nhân sinh lý không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi thì những nguyên nhân tiểu dắt do bệnh lý lại khá nguy hiểm. Khi bé mắc một số bệnh lý dưới đây có thể xuất hiện triệu chứng đái són:
- Chức năng của thận yếu, nước tiểu xuống bàng quang nhỏ giọt dẫn đến tiểu nhiều lần.
- Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang do vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Bé trai bị hẹp hoặc dài bao quy đầu.
>>>> Tham khảo: Đi tiểu rất nhiều lần trong ngày có nghiêm trọng không?
3. Cách chữa đái dắt ở trẻ em hiệu quả nhất
Tiểu dắt ở trẻ em hiện đang có nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như biểu hiện của bé. Dưới đây là các phương pháp chữa đái dắt ở trẻ em đang được các bậc cha mẹ sử dụng phổ biến để chữa trị cho con của mình.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây dưới sự hướng dẫn của bác sĩ thì bạn có thể dùng một số bài thuốc đơn giản sau:
*Điều trị bằng thuốc dân gian
Từ xa xưa ông cha ta đã có rất nhiều cách để trị đái dắt từ những nguyên liệu thiên nhiên rất an toàn và lành tính cho trẻ em.
– Râu ngô:
Dùng râu ngô, bông mã đề và ngọn tre non rửa sạch và phơi khô sau đó đem nấu với nước rồi cho bé uống mỗi ngày. Đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả chữa đái dắt ở trẻ em. Râu ngô có vị ngọt giúp lợi tiểu và giảm số lần đi tiểu ở trẻ em.
Phương pháp chữa đái dắt ở trẻ em bằng râu ngô
– Rau má:
Ngoài râu ngô thì bạn có thể dụng rau má để uống. Rau má có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu. Đây là bài thuốc đơn giản nhưng hữu ích trong việc điều trị bệnh đái dắt ở trẻ em.
– Bột sắn dây:
Sắn dây cũng có vị ngọt, uống bột sắn dây giúp trẻ thanh nhiệt, giải độc và điều trị hiệu quả hiện tượng tiểu rắt. Bạn chỉ cần dùng bột sắn dây pha với nước sôi để nguội rồi cho bé uống mỗi ngày. Sau một thời gian kiên trì thì bé sẽ khỏi hết bệnh tiểu rắt ở trẻ em.
*Điều trị bằng Tây Y
Những bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng với những trường hợp đái dắt do sinh lý bình thường chứ không thể dùng để điều trị khi nguyên nhân là từ bệnh lý.
Trong trường hợp cha mẹ cho bé uống các loại nước mát nấu từ râu ngô, rau má, sắn dây,… mà tình trạng vẫn không thuyên giảm thì nên đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.
Với những trường hợp bệnh lý dẫn đến đái rắt cần phải có phương hướng điều trị phù hợp.
- Dùng thuốc Tây y, kháng sinh trong trường hợp bé mắc bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm bàng quang hoặc các bệnh khác.
- Phẫu thuật hẹp hoặc dài bao quy đầu cho trẻ.
Bên cạnh đó, khi trẻ đi tiểu rắt nhiều lần, phụ huynh cũng cần chú ý đặc biệt đến chế độ ăn uống hàng ngày của con. Nên cho con ăn những món ăn có tính mát, rau củ quả, hạn chế uống quá nhiều nước ngọt, ăn đồ chiên rán, đồ ăn nhanh,…
4. Địa chỉ điều trị tiểu dắt ở trẻ
Để việc điều trị hiệu quả, nhanh chóng nhất thì lựa chọn một địa chỉ khám chữa bệnh cho trẻ là điều quan trọng nhất. Những phòng khám nhỏ sẽ không có nhiều điều kiện trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại hay không thể mời về những bác sĩ chuyên khoa giỏi được.
Tự hào là một đơn vị bệnh viện lớn và uy tín không chỉ ở thành phố Hà Nội, bệnh viện An Việt là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, chất lượng tốt nhất.
Được trang bị đầy đủ các trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất hiện đại, đạt chuẩn, đồng thời quy tụ rất nhiều y bác sĩ giỏi đầu ngành cả nước thì cha mẹ hoàn toàn an tâm khi đưa trẻ đến điều trị bệnh đái dắt.