Trong quá trình nuôi dưỡng bé vào những tháng đầu đời, chắc hẳn mẹ cũng từng gặp trường hợp con bị nôn, trớ hoặc khi con ăn sữa để lại một mảng bám trên bề mặt lưỡi. Mảng bám này là hiện tượng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ, và vệ sinh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ là rất cần thiết để tránh dẫn đến các bệnh răng miệng ở trẻ. Bài viết này sẽ mang đến cho cha mẹ những cách làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh cũng như mẹo vặt để miệng lưỡi trẻ luôn sạch sẽ.
Mục lục:
Vì sao cần làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh
Không ít các bậc phụ huynh cho rằng việc vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh là không thực sự cần thiết. Thực chất, đây là việc làm không những cần thiết mà còn để bảo vệ sức khỏe của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Trẻ sơ sinh trong giai đoạn bú sữa thường xuyên bị đọng sữa dư bám trên bề mặt lưỡi của trẻ. Vì vậy, hầu hết lưỡi của trẻ sơ sinh đều xuất hiện trắng lưỡi hoặc tưa lưỡi, lúc này mẹ cần phải rơ lưỡi để vệ sinh cho trẻ. Việc này sẽ giúp loại bỏ các chất cặn bã tích tụ lâu ngày gây ra các vấn đề về răng miệng, thậm chí ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Có thể nói, việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cũng giống như việc đánh răng hàng ngày của người lớn chúng ta. Cha mẹ cần lưu ý vấn đề này và luôn giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ. Nếu không chú ý đến điều này ngay từ đầu, bạn sẽ khó duy trì sức khỏe răng miệng cho đến khi bé lớn lên.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tưa lưỡi
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, trẻ sơ sinh thường hay có cặn sữa bám trên lưỡi do việc bú sữa hoặc nôn trớ đọng lại. Chính vì vậy, các bà mẹ cần phải rơ lưỡi thường xuyên cho trẻ như vậy mới bảo vệ được răng miệng của trẻ khỏi các tác nhân có hại xâm nhập như
Cha mẹ không thường xuyên vệ sinh lưỡi cho trẻ
Nếu cha mẹ không thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ sẽ dẫn đến hiện tượng tưa lưỡi hay trắng lưỡi ở trẻ. Tưa lưỡi là một bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh, triệu chứng thường thấy là trên đầu lưỡi của trẻ có những chấm trắng. Những đốm trắng này lâu ngày sẽ to dần, tạo thành một lớp màng trắng bao phủ toàn bộ lưỡi, bám chặt vào niêm mạc gây cảm giác khó chịu, khiến trẻ quấy khóc thường xuyên, bỏ bú, bỏ ăn.
Trẻ bị nôn, trớ sữa vón cục
Đây là hiện tượng xảy ra khi trẻ nôn, trớ ra một phần sữa được tiêu hóa trong dạ dày. Vì một số lý do bên trong cơ thể hoặc tác động bên ngoài, trẻ trớ ra sữa vón cục kèm theo dịch nhớt và bám vào lưỡi và khoang miệng. Chất nhớt này là dịch tiêu hóa của dạ dày. Hệ tiêu hóa của trẻ em còn tương đối non yếu, dạ dày của trẻ em cao hơn so với người lớn nên rất dễ bị nôn trớ.
Nếu hiện tượng này ít xảy ra (nhiều nhất đến 3 lần/ngày), không ảnh hưởng đến hô hấp, không gây khó chịu cho trẻ thì chỉ được coi là nôn trớ sinh lý và không cần phải điều trị. Ngược lại, nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên, gây ho kéo dài, thở khò khè, cân nặng thay đổi thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám, bởi rất có thể trẻ đang mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Do đó, nếu lưỡi bé không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc bệnh do vi khuẩn gây ra, các vấn đề về nướu và răng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều khiến bé khó chịu.
Khi nào trẻ sơ sinh cần rơ lưỡi?
Nhìn chung, trẻ luôn cần được vệ sinh khoang miệng và lưỡi nhưng phải đúng tần suất và phụ thuộc vào loại sữa mẹ đang cho trẻ ăn, cụ thể:
– Đối với trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ: Trường hợp này cha mẹ không cần thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ, bởi trong quá trình bú mẹ, lưỡi bé thường xuyên cọ xát với ti của mẹ sẽ giúp loại bỏ các mảng tưa bám trên bề mặt lưỡi. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh răng miệng, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ 4 – 5 lần mỗi tuần.
– Đối với trẻ bú mẹ kết hợp với bú bình: Với trường hợp này, mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ mỗi ngày 1 lần và thực hiện ngay sau khi tắm. Đồng thời, sau khi trẻ bú bình xong, mẹ nên cho trẻ uống 2 – 3 thìa nước ấm để tráng miệng giúp khoang miệng của trẻ được sạch sẽ.
– Đối với trẻ bú bình hoàn toàn: Các mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ thường xuyên hơn vì uống sữa bột sẽ rất dễ bị đóng cặn và khiến bé bị tưa lưỡi. Trẻ bú bình nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, viêm lợi, viêm họng hoặc nấm miệng.
Cách làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cần được đảm bảo đúng quy trình thì mới an toàn và có tác dụng làm sạch hiệu quả. Cha mẹ hãy tham khảo những cách làm và mẹo vặt dưới đây để có thể cải thiện tình trạng tưa lưỡi ở trẻ.
Sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ
Nước muối sinh lý có nồng độ là 0,9% rất phù hợp, an toàn đối với trẻ sơ sinh. Nước muối có tác dụng làm sạch khoang miệng, diệt khuẩn, loại bỏ mảng bám và hỗ trợ các bệnh lý về răng miệng như tưa lưỡi, viêm nha chu, viêm họng…
Rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý là phương pháp vệ sinh cho trẻ đơn giản mà hiệu quả, giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Sau đây là các bước thực hiện:
– Cha mẹ chuẩn bị gạc rơ lưỡi, nước muối sinh lý và mẹ sát trùng tay trước khi rơ lưỡi cho trẻ. Nước muối sinh lý có thể pha theo tỉ lệ 100:9 tương ứng với 1 lít nước cất và 9g muối tinh. Bạn cũng có thể mua nước muối tại các hiệu thuốc.
– Tiếp theo, mẹ nhúng tay đeo gạc vào cốc nước muối sinh lý rồi đưa tay vào miệng của trẻ để rơ lưỡi cho trẻ.
– Thực hiện rơ lưỡi theo thứ tự từ hai bên vùng má rồi mới tới các vị trí khác ở khoang miệng, cuối cùng mẹ nên rơ bề mặt lưỡi từ ngoài vào bên trong.
– Khi thao tác, cha mẹ cần làm nhẹ nhàng, chậm rãi để trẻ yên tâm không quấy nhiễu. Phương pháp này có thể thực hiện ngay từ khi con mới lọt lòng.
Rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót
Rau ngót bên cạnh tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt và thanh lọc cơ thể thì còn có tác dụng làm sạch, tái tạo tế bào và điều trị hiện tượng tưa lưỡi, trắng lưỡi. Rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót là mẹo hay được ông bà ta áp dụng từ xa xưa. Theo đó, rau ngót có thể giúp khắc phục tình trạng trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh do bú mẹ hoặc dùng sữa ngoài. Vì thế, bạn có thể sử dụng rau ngót để rơ lưỡi cho trẻ cho trẻ bằng theo các bước sau đây:
– Rửa sạch rau ngót với nước, bỏ thêm một thìa muối trắng và ngâm trong 15 phút để đảm bảo rau ngót không còn bám đất, bụi hay thuốc bảo vệ thực vật.
– Dùng cối sạch giã nhuyễn rau ngót và thêm một chút nước muối loãng.
– Chắt qua rây sạch, lấy hỗn hợp ra chén, có thể cho thêm một ít nước đun sôi để nguội để điều chỉnh độ đặc loãng của hỗn hợp.
– Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để tránh làm nhiễm khuẩn vào miệng bé.
– Dùng gạc lưỡi hoặc khăn xô khô, sạch để quấn quanh ngón tay.
– Nhúng gạc lưỡi vào hỗn hợp trên rồi rơ lưỡi nhẹ nhàng cho trẻ đến khi sạch hết vết trắng thì rơ lại bằng nước sạch.
– Thực hiện phương pháp này 3 – 4 lần mỗi tuần.
Mẹ chỉ nên áp dụng rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót khi trẻ trên 5 tháng tuổi. Vì rau ngót có thể gây kích ứng đường ruột nếu bé nuốt phải có thể sẽ gây rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần và thậm chí là ngộ độc cho trẻ.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước rau hẹ
Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc có tính nhiệt, chữa được nhiều bệnh liên quan tới các chứng ngứa, chấn thương, giải độc… Theo y học hiện đại, lá hẹ có tính kháng viêm, diệt khuẩn, sát trùng, thường được dùng để phòng tránh các bệnh viêm lợi và tình trạng tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh rất tốt.
– Lá hẹ rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong 10 phút.
– Đun sôi lá rau hẹ với nước trong khoảng 3 – 4 phút, sau đó vớt lấy lá hẹ ra để cho ráo nước và đem đi giã nhuyễn bằng cối sạch.
– Cho ít nước lá hẹ đã luộc vào để điều chỉnh độ đặc của hỗn hợp rồi đem rơ lưỡi cho trẻ.
– Quấn gạc rơ lưỡi quanh ngón tay trỏ đã được rửa sạch sẽ.
– Nhúng vào nước lá hẹ và tiến hành rơ lưỡi từ hai bên má, các vị trí quanh vòm miệng của trẻ và cuối cùng là bề mặt lưỡi, từ cuống lưỡi ra ngoài.
– Thực hiện phương pháp này 3 – 4 lần mỗi tuần.
– Phương pháp này chỉ nên thực hiện khi trẻ đã trên 5 tháng tuổi khi chức năng tiêu hóa của con đã phát triển.
Sử dụng lá trà xanh để rơ lưỡi cho trẻ
Lá trà xanh có tinh chất giúp sát khuẩn và chống viêm tự nhiên, hiệu quả và an toàn cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Bạn nên đun sôi lá trà xanh với muối trong khoảng 5 – 7 phút trước khi giã hỗn hợp để rơ lưỡi cho trẻ.
Rơ lưỡi cho trẻ bằng giá đỗ
Giá đỗ là một món ăn vô cùng quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Loại thực phẩm này lại mang đến nhiều công dụng tích cực cho sức khỏe, cụ thể là làm sạch tưa miệng hiệu quả, kiểm soát sốt mọc răng ở trẻ em.
Rơ lưỡi bằng mật ong đơn giản và hiệu quả
Các bước rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong vô cùng đơn giản và tiết kiệm. Cha mẹ cần chuẩn bị 2 thìa mật ong nguyên chất và thao tác rơ lưỡi nhẹ nhàng cho trẻ. Sau khi rơ lưỡi, bạn hãy cho trẻ uống thêm 2 – 3 thìa nước ấm để tráng sạch miệng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của chuyên gia, cha mẹ chỉ nên dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ khi trẻ hơn 12 tháng tuổi bởi lúc này hệ tiêu hóa ở trẻ đã tương đối hoàn thiện, tránh tình trạng trẻ bị nhiễm khuẩn C.botulinum.
Lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Tuy rằng việc thực hiện vệ sinh lưỡi cho trẻ rất đơn giản, nhưng cha mẹ cũng cần lưu tâm một số chú ý dưới đây trước khi tiến hành rơ lưỡi cho trẻ:
– Khi thực hiện rơ lưỡi cho bé, bạn nên chú ý rơ thật nhẹ nhàng trong khoang miệng bé, tránh thao tác quá mạnh có thể gây tổn thương bé.
– Bạn nên thực hiện rơ lưỡi cho bé theo đúng trình tự: tiến hành rơ lưỡi từ hai bên má, tiếp theo là các vị trí trong khoang miệng rồi cuối cùng mới là bề mặt lưỡi.
– Buổi sáng trước khi cho trẻ ăn là khoảng thời gian lý tưởng nhất để rơ lưỡi cho trẻ, và không nên rơ lưỡi sau khi trẻ mới bú xong vì sẽ dễ khiến trẻ bị trớ.
– Hạn chế rơ lưỡi bé quá nhiều lần trong một ngày hoặc tần suất quá nhiều trong một tuần sẽ khiến bề mặt lưỡi bé bị trầy xước hay thương tổn.
– Sau khi thực hiện vệ sinh lưỡi cho trẻ, cha mẹ nên chú ý vệ sinh lại miệng cho trẻ bằng cách cho con uống nước ấm để đảm bảo vệ sinh.
– Nếu con đang bị nhiệt miệng hay rôm sảy, mẹ nên tránh các phương pháp rơ lưỡi bằng mật ong, lá hẹ. Thay vào đó dùng nước muối sinh lý để an toàn hơn hoặc dùng lá rau ngót, lá trà xanh do chúng có tính hàn, giúp thanh nhiệt cho trẻ.
– Tránh áp dụng các bài thuốc truyền miệng chưa được kiểm chứng bởi bác sĩ.
– Nếu trẻ có biểu hiện bất thường trong quá trình thực hiện bất kỳ phương pháp rơ lưỡi nào trong những cách trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Bài viết trên đã đem tới cho cha mẹ những phương pháp và mẹo vặt hay dùng để vệ sinh răng miệng cho con trẻ, đảm bảo sức khỏe cho con đồng thời rất an toàn, hiệu quả. Hy vọng cha mẹ đã nắm rõ những cách làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh và áp dụng những phương pháp đó một cách hiệu quả nhất.