Tiểu rắt là một vấn đề sức khỏe có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, không kể tuổi tác hay giới tính. Không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, đau rát khi tiểu tiện mà bệnh còn là triệu chứng báo hiệu nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể. Vậy bệnh tiểu rắt là bệnh gì, làm thế nào để chữa trị dứt điểm và nhanh chóng nhất?
Mục lục:
1. Bệnh tiểu rắt là gì? Biểu hiện như thế nào?
Bệnh đi tiểu rắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong một ngày, số lượng nước tiểu trong mỗi lần đi khá ít, thậm chí chỉ có vài giọt hoặc không có giọt nào. Khi đi tiểu có cảm giác đau ở niệu đạo và rất khó khăn. Kèm theo đó là hiện tượng tiểu nhiều lần sẽ làm bàng quang hoạt động quá mức.
Ở nam giới, tiểu rắt hiện đang là bệnh lý nam khoa thường gặp hiện nay. Đó là biểu hiện cho thấy sức khỏe của phái mạnh đang bị đe dọa do phải đối mặt với nhiều bệnh nam khoa khác. Thông thương con người tiểu tiện 5-6 lần trong ngày và thường ít đi tiểu vào ban đêm. Nhưng khi có hiện tượng tiểu nhiều lần trong ngày và mỗi lần đi tiểu rất ít, tiểu nhiều vào ban đêm. Số lần đi tiểu ở mỗi người là khác nhau nhưng có thể lên tới 10-20 lần/ngày, đêm.
Cảm giác buồn tiểu đột ngột và khó trì hoãn lại nên người bệnh nhiều khi không kìm giữ được dẫn đến chứng tiểu són điều này khiến người bệnh có cảm giác mót tiểu khẩn cấp và tăng số lần đi tiểu, số còn lại thì mất khả năng kìm giữ kèm mót tiểu dữ dội, phải đi tiểu nhiều.
2. Tiểu rắt là triệu chứng của bệnh gì?
Hiện tượng tiểu bình thường là khi nước tiểu đầy bàng quang (250 – 300 ml), khi đó sẽ có phản xạ làm cho bàng quang co bóp và mở cơ thắt cổ bàng quang và nước tiểu được phóng ra ngoài.
Khi bàng quang có vấn đề nhất là vùng cổ bàng quang dễ bị kích thích nên khối lượng nước tiểu ít vẫn gây ra phản xạ đó, làm cho người bệnh luôn phải đi đái và có cảm giác đái buốt. Vậy tiểu rắt là triệu chứng của bệnh gì thì đó có thể là một trong số những bệnh lý sau đây:
+ Người bị tiểu đường sẽ hay bị tiểu rắt nhất. Và chính tiểu rắt và buốt cũng là một triệu chứng của bệnh tiểu đường. Cơ thể người tiểu đường luôn trong trạng thái làm việc quá sức để loại bỏ lượng đường dư thừa. Dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều, nhưng số lượng nước tiểu ít.
+ Trường hợp người bị nhiễm trùng thận, thân yếu, suy thận cũng thường xuyên đi tiểu rắt. Việc không điều trị kịp thời chứng tiểu rắt có thể dẫn tới hại thận mãi mãi.
+ Trường hợp nam giới tuổi cao, chức năng bàng quang sẽ bị suy giảm do mất tính đàn hồi. Từ đó gây hiện tượng tiểu thường xuyên và có thể kèm theo chứng tiểu rắt.
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của tiểu rắt ở cả nam và nữ. Bởi vi khuẩn làm sưng các mô nhạy cảm ở niệu đạo và bàng quang. Do đó khiến người bệnh có cảm giác đau đớn, nóng rát và xảy ra co thắt niệu.
+ Tuyến tiền liệt dẫn đến tiểu rắt ở nam giới. Có thể gây kích thích bàng quang khiến nam giới có nhu cầu đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm.
+ Một loạt tình trạng như dây thần kinh bị tổn hại, suy yếu cơ tiết niệu, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt… là lý do nam giới đi tiểu không kiểm soát, tiểu lắt nhắt nhiều lần.
+ Nam giới bị stress cũng là nguyên nhân gây tiểu rắt
3. Điều trị triệu chứng đi tiểu rắt bằng cách nào?
– Theo y khoa:
Khi có những triệu chứng đầu tiên người bệnh không tự ý mua thuốc về điều trị mà nên đến bác sĩ để thăm khám và chuẩn đoán bệnh vì đái rắt là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Tránh để bệnh phát triển nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và cuộc sống. Mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau, hiện nay có hai phương pháp chủ yếu được áp dụng để chữa trị.
+ Phương pháp nội khoa
Đây là phương pháp sử dụng thuốc theo chỉ định của y bác sĩ để chữa bệnh đạt hiệu quả tác dụng nhất. Tùy vào từng mức độ của bệnh nhân mà thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu… được kê đơn khác nhau. Một lưu ý là người bệnh không được tự ý mua thuốc để sử dụng khi chưa có sự hướng dẫn kê đơn của bác sĩ, để tránh các nguy hại không mong muốn.
+ Phương pháp ngoại khoa
Với bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng đi lèm các hiện tượng khác như tiểu ra máu thì có thể các bộ phận khác trong cơ thể đã bị ảnh hưởng. Khi đó, cần sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp ngoại khoa.
Bên cạnh đó, người bị đi tiểu rắt cũng chú ý một số điều sau:
+ Chú ý giữ gìn bộ phận sinh dục được sạch sẽ, vệ sinh đúng phương pháp
+ Ăn uống có khoa học và điều độ
+ Quan hệ tình dục an toàn
+ Khi buồn tiểu phải đi ngay không được nhịn
+ Đi chữa chạy dứt điểm các bệnh như viêm bao quy đầu, viêm quy đầu….
Các bác sĩ sẽ áp dụng các thiết bị y khoa hiện đại tiên tiến để chữa bệnh, thúc đẩy nhanh quá trình và hiệu quả chữa bệnh, đồng thời bảo vệ chức năng của các cơ quan hệ bài tiết như bàng quang, thận. Khi phái mạnh bị viêm niệu đạo cần được uống kháng sinh phù hợp với từng triệu chứng của bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nguyên nhân dẫn tới đái rắt là do viêm nhiễm bộ phận sinh dục thì cần điều trị sớm để tránh lây lan cho vợ hoặc chồng. Nếu đi khám cần phải dẫn cả vợ hoặc chồng đi khám để tránh hiện tượng người kia bị và lây lại.
– Theo Đông Y:
Người bị đi tiểu rắt có thể sử dụng các bài thuốc Đông y sau, tuy nhiên người bệnh cần có sự hướng dẫn chi tiết của bác sĩ để đảm bảo bệnh chữa đúng hướng và không tái phát trở lại.
Bài 1
+ Chi tử (sao đen), huyết dụ, lá tre, hoa hòe (sao vàng), rau má mỗi thứ 16 g, đậu đen 20 g, sinh địa 10 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2
Thổ linh, kim ngân, mã đề, thương nhĩ mỗi thứ 20 g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3
Kim tiền thảo, vỏ bí ngô , đinh lăng, rau diếp mỗi thứ 20 g; trạch tả 16 g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4
Nếu nước tiểu có màu đục như nước vo gạo dùng các vị:
+ Kim tiền thảo, đinh lăng, thổ linh, cẩu tích, rễ cỏ tranh, huyền sâm mỗi thứ 16 g, thủy long 30 g, thục địa 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 5
Nếu nước tiểu đỏ, có triệu chứng nóng rát:
+ Sa tiền, đinh lăng, lá tre, rau má, thổ linh, chi tử mỗi thứ 16 g, thủy long, hương nhu trắng mỗi thứ 20 g. Sắc uống ngày 1 thang. Thường xuyên cho bệnh nhân ăn cháo đỗ đen.
Ngoài một số bài thuốc trên cùng tìm hiểu công dụng của phượng vĩ thảo và rau mồng tơi trong việc điều trị chứng đái buốt, đái rắt hiệu quả.
– Một số bài thuốc dân gian điều trị tiểu rắt:
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị thì bạn cũng có thể sử dụng các loại nước có tính mát được ông cha ta lưu truyền từ xa xưa.
- Nước râu ngô
Mỗi ngày đun nước uống gồm râu ngô, cây mã đề, rau má,… để uống liên tục trong vài ngày để giảm dần các triệu chứng bệnh.
- Nước sắn dây
Bột sắn dây có vị thanh mát giúp giải nhiệt, tiêu độc rất hiệu quả. Bạn có thể pha bột sắn dây với nước sôi để nguội và uống thường xuyên.
4. Địa chỉ khám, chữa bệnh tiểu rắt uy tín tại Hà Nội
Hiện nay tại Hà Nội có rất nhiều cơ sở chữa bệnh nam khoa, phụ khoa có chất lượng tốt. Bệnh viện đa khoa An Việt được xem là một trong những cơ sở y tế uy tín tại Hà Nội. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa bệnh nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội… Bệnh nhân sẽ hài lòng khi đến với bệnh viện bởi :
+ Đội ngũ y bác sỹ: Hơn 100 bác sỹ đầu ngành, là nơi quy tụ nhiều y bác sỹ giỏi, có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám chữa bệnh nam khoa.
PGS.TS.BS Nguyễn Khắc Hiền
PGS.TS Nguyễn Khắc Hiền nguyên Trưởng Khoa khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai
+ Cơ sở vật chất: được trang bị cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, thoáng mát, tạo cho bệnh nhân cảm giác thân thiện, thỏa mái.
Bàn mổ và hệ thống trang thiết bị được đầu tư kĩ lưỡng và hiện đại
Hệ thống phòng mổ được trang bị máy móc tối tân theo công nghệ y khoa hiện nay như: Bàn mổ đa năng thủy lực 3008B; Máy cắt nạo xoang XPS Micro – SN2704 của Mỹ; Moniter theo dõi bệnh nhân 5, 7 thông số, BPM-1010, B20i của Mỹ, Nhật; Máy gây mê kèm thở của Mỹ… Ngoài ra, các quy trình xây dựng và sử dụng phòng mổ được áp dụng theo tiêu chuẩn chặt chẽ của Bộ y tế.
+ Nhân viên chuyên nghiệp: đội ngũ nhân viên y tế chu đáo, luôn tận tâm và hết mình với bệnh nhân. Với đạo đức nghề nghiệp của mình, phục vụ với thái độ thân thiện, luôn sẵn sàng và giải đáp mọi thắc mắc của người bệnh.
- Bác sĩ Nguyễn Quang Cừ.
+ Quy trình thống nhất: Mọi bệnh nhân khi đến thăm khám cũng như chữa bệnh tại bệnh viện An Viện đều được khám với 1 quy trình của bệnh viện để đảm bảo sự công bằng trong quá trình thăm khám:
Tổng quan quy trình thăm khám tại bệnh viện An Việt
Bước 1: Đăng ký khám bệnh tại quầy Tiếp đón
Bước 2: Thu viện phí
Bước 3: Thực hiện các nội dung khám
Bước 4: Bác sỹ chỉ định cận lâm sàng theo chỉ định (Lấy mẫu xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang, Nội soi dạ dày , đại tràng…) tại khu vực Khám bệnh
Bước 5: Quay lại quầy Thu viện phí
Bước 6: Thực hiện các thăm dò cận lâm sàng theo chỉ định (Lấy mẫu xét nghiệm, Siêu âm, chụp X-quang, Nội soi dạ dày, Đại tràng…)
Bước 7: Tổng hợp kết quả tại phòng Khám ban đầu (Tùy theo kết luận bệnh khách hàng sẽ được kê đơn mua thuốc tại quầy thuốc Bệnh viện hoặc chỉ định vào điều trị nội trú hay giới thiệu chuyển viện)
+ Bảo mật thông tin bệnh nhân: Mọi thông tin của bệnh nhân luôn đuợc chúng tôi bảo mật tuyệt đối. không tiết lộ khi chưa có sự cho phép của bệnh nhân.