Mặc dù là giải pháp hàng đầu nhưng sử dụng kháng sinh chữa viêm niệu đạo vẫn bị nhiều người nghi ngại về hiệu quả điều trị. Trong những trường hợp nào nên áp dụng kháng sinh đồ viêm niệu đạo và trường hợp nào cần tiến hành những giải pháp điều trị khác?
Mục lục:
1. Có nên chữa viêm niệu đạo bằng kháng sinh không?
Bệnh viêm niệu đạo nam giới là bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu do các loại vi khuẩn độc lực cao gây ra hoặc do hệ miễn dịch suy yếu dẫn tới sự bùng phát của triệu chứng viêm. Các vi khuẩn được cho là thủ phạm gây viêm bao gồm: khuẩn E.Coli, khuẩn Chlamydia, khuẩn lậu,… Chúng xâm nhập vào ống niệu đạo gây ra phản ứng viêm tại đây và tạo nên các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo như chúng ta biết.
Khi đã có triệu chứng viêm niệu đạo thì gần như bạn cần trải qua điều trị mới có thể kháng viêm hiệu quả. Do đó, chữa viêm niệu đạo bằng kháng sinh chính là giải pháp đầu tiên được nhắc đến để khắc phục tình trạng viêm ở niệu đạo.
Có nên chữa viêm niệu đạo bằng kháng sinh không?
Thực tế mà nói, kháng sinh có thể giúp người bệnh nhận thấy rõ hiệu quả của sự thuyên giảm các triệu chứng của bệnh, thấy rõ giảm nóng rát khi tiểu tiện, giảm tiết dịch mủ ở niệu đạo, không còn bị đau lưng, tức bụng,… Cho nên, mục tiêu giảm các triệu chứng của bệnh hoàn toàn có thể đạt được nhờ thuốc kháng sinh. Thời gian tác dụng có thể chỉ sau 2 – 3 ngày dùng thuốc. Đây cũng là giải pháp được người bệnh nghĩ đến và mong muốn được dùng trước tiên để nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu.
Tuy nhiên, kháng sinh luôn là “con dao hai lưỡi” trong tất cả các trường hợp điều trị cho tất cả các bệnh lý y học. Bên cạnh tác dụng nhanh chóng của kháng sinh, chúng ta không nên quên rằng kháng sinh còn mang theo những tác dụng phụ không hề mong muốn của người dùng. Có thể kể đến một số tác dụng phụ như: Làm men gan tăng cao, mụn nhọt, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa, gây mệt mỏi cho người dùng thuốc,… Nhìn chung, nói đến kháng sinh là nói đến nguy cơ có những tác hại nhất định cho sức khỏe.
Chưa kể đến việc, kháng sinh trị viêm niệu đạo còn có thể không mang đến hiệu quả cho những bệnh nhân bị thấp nhiệt (tức bị nóng trong). Đặc biệt, người dùng kháng sinh để điều trị viêm niệu đạo có tỷ lệ tái phát bệnh cao hơn. Đôi khi xảy ra tình trạng nhờn thuốc sau nhiều lần điều trị khiến cho việc điều trị ngày càng trở nên khó khăn nếu bệnh tái phát nhiều lần.
Bạn đọc quan tâm địa chỉ điều trị viêm niêu đạo uy tín tại Hà Nội: Chữa viêm niệu đạo ở Hà Nội – Bệnh viện nam khoa uy tín hàng đầu
2. Chữa viêm niệu đạo bằng kháng sinh loại nào thì tốt ?
Dẫu có nhiều vấn đề trái chiều xoay quanh việc dùng kháng sinh chữa viêm niệu đạo bởi một số vấn đề không tốt cho sức khỏe có thể gặp phải nhưng đó vẫn là giải pháp được sử dụng rộng rãi. Nhưng việc dùng kháng sinh có quy tắc riêng của nó, không nên tùy tiện bừa bãi, cụ thể:
Khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm niêu đạo bạn cần tuân thủ 4 yếu tố
– Nguyên tắc 1: Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính thì có thể dùng azithromycin hoặc doxycilin phối hợp với cefixim dạng uống hoặc thực hiện tiêm bắp bằng ceftriaxon.
– Nguyên tắc 2: Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính thì nên hoãn điều trị
– Nguyên tắc 3: Nếu xét nghiệm cho thấy có nguy cơ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục cao, không có khả năng quay lại thì có thể vẫn điều trị theo phác đồ điều trị áp dụng như nguyên tắc 1
– Nguyên tắc số 4: Bệnh nhân không tự ý dùng thuốc fluoroquinon để điều trị bởi đây là loại thuốc dễ xảy ra tình trạng kháng thuốc nhất. Điều này sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới việc chỉ định biện pháp thay thế, gây khó khăn trong việc sử dụng các loại thuốc khác có thể đem lại hiệu quả khả dĩ.
* Một số loại thuốc kháng sinh được dùng để chữa viêm niệu đạo phổ biến:
– Thuốc Azithromycin:
Đây là nhóm thuốc đặc trị với các loại khuẩn – thủ phạm chính gây viêm niệu đạo không do lậu. Có thể kể đến cụ thể như thuốc Mycoplama genitalium, thuốc Ureaplasm. Trong đó, thuốc Mycoplama genitalium có tính kháng azithromycin cao nên nếu dùng thuốc này mà vẫn không hiệu quả khả quan thì nên kéo dài thêm ít ngày hoặc nhanh chóng đổi thuốc.
– Thuốc Metronidazol hoặc Tinidazol:
Hai loại thuốc này được dùng cho những trường hợp bị nhiễm Tricomonas (tức trùng roi) cao, thì ngoài các loại thuốc trên đây còn cần bổ sung thêm metronidazol hoặc Tinidazol vào trong phác đồ điều trị bệnh.
Xem thêm về các bài thuốc điều trị viêm niêu đạo khác: Bị viêm niệu đạo uống thuốc gì thì đem đến hiệu quả nhanh chóng ?
3. Những lưu ý của bác sỹ khi chữa viêm niệu đạo bằng kháng sinh
Khi chữa viêm niệu đạo bằng kháng sinh, người bệnh nên đặc biệt lưu ý đến các vấn đề cần quan tâm trong quá trình dùng thuốc mà bác sỹ căn dặn. Cụ thể như sau:
Khi sử dụng thuốc điều trị viêm niêu đạo bạn cần tuân thủ các chỉ định của bác sỹ
– Nên dùng đúng thuốc theo liều dùng được chỉ định
– Không tự ý tăng giảm liều dùng hoặc thay đổi thuốc. Bởi vì bạn cần biết rằng với mỗi trường hợp viêm niệu đạo cho kết quả xét nghiệm khác nhau, bác sỹ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp và mỗi người sẽ có thể khác nhau. Vì thế, tuyệt đối không nên tự ý thay đổi chỉ định của bác sỹ, đặc biệt là về thuốc kháng sinh.
– Nên tái khám định kỳ theo chỉ định, thường là 3 tháng / lần để kiểm tra lại mức độ phản ứng của thuốc với bệnh viêm niệu đạo. Từ đó, tình trạng bệnh sẽ được đánh giá lại để có phương án điều chỉnh thuốc cho phù hợp để tạo ra hiệu quả tốt nhất cho việc điều trị bệnh.
– Nếu có bất cứ thay đổi bất thường nào, nghi ngờ là tác dụng phụ của thuốc cần báo ngay cho bác sỹ điều trị để được đánh giá lại, cần thiết sẽ được đổi thuốc để giữ an toàn cho sức khỏe.
– Trong suốt thời gian dùng kháng sinh chữa viêm niệu đạo, bạn cũng nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh vùng kín đảm bảo, ăn uống khoa học, tăng cường uống nước trong ngày để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.