Đôi khi bệnh lý nghiêm trọng có thể xuất phát từ những thói quen tưởng chừng rất nhỏ. Nhịn tiểu chính là một trong những thói quen như thế. Vậy nhịn tiểu nhiều có hại không, tác hại khôn lường thế nào? Những thông tin sau đây sẽ cho bạn đáp án chính xác nhất.
Nhịn tiểu nhiều có nguy hiểm không ?
1. Nhịn tiểu nhiều có hại không?
Để hiểu nhịn tiểu nhiều có hại không chúng ta cần có kiến thức cơ bản về bàng quang và việc tiểu tiện hàng ngày.
Ở một người bình thường, mỗi ngày sẽ đi tiểu khoảng 7 – 8 lần, mỗi lần đi tiểu sẽ đào thải khoảng 300ml nước tiểu. Bàng quang của chúng ta thường có thể chứa tối đa khoảng 420ml chất lỏng, tương đương với khoảng 8 ly nước. Khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt tới gần thể tích này, theo cơ chế phản hồi tự động sẽ gửi lên não một tín hiệu thôi thúc chúng ta phải đi Toilet.
Nếu cơ chế này diễn ra bình thường, bàng quang, tiết niệu, niệu đạo sẽ được lọc sạch thường xuyên và hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi chúng ta nhịn tiểu, không những buộc bàng quang phải tự giãn ra không tốt mà còn khiến bàng quang trở thành nơi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh, gây nên những tác hại và rủi ro xấu cho bàng quang.
2. Tác hại của việc nhịn tiểu như thế nào?
Với băn khoăn tiểu nhiều có hại không, chúng ta cần biết chính xác những tác hại để hiểu nên làm gì khi có cảm giác buồn tiểu.
Khi nhịn tiểu nhiều, bạn có thể gặp phải một trong các vấn đề bệnh lý sau đây:
* Bệnh suy thận
Bàng quang bị viêm có thể khiến cho thận bị suy do vi khuẩn gây viêm hoặc bắt nguồn từ nhiễm trùng, tổn thương ở bàng quang hay đường tiết niệu. Bệnh suy thận là tình trạng không thể lọc các độc tố và chất thải ra khỏi máu. Khi đó, mức độ chất nguy hại tích tụ trong máu sẽ tăng lên làm ảnh hưởng đến các thành phần hóa học của máu.
Điều trị suy thận cần làm cân bằng lượng chất lỏng trong máu, tiến hành thải độc tố ra khỏi cơ thể, phục hồi chức năng của thận. Đồng thời, dùng thuốc để phục hồi lại mức canxi trong máu. Những trường hợp suy thận nặng có thể phải chạy thận hoặc ghép thận.
* Bệnh sỏi thận
Nhịn tiểu nhiều khiến bạn có thể mắc bệnh sỏi thận
Soi thận là những tinh thể rắn hình thành ở trong thận. Sỏi có thể phát triển tới kích cỡ khá lớn và có các hình dạng khác nhau. Khi bị sỏi thận, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn khi đi tiểu, có thẻ có máu và có cảm giác buồn nôn. Khi điều trị, nếu sỏi nhỏ chỉ cần uống thuốc và uống nhiều nước để làm tan sỏi. Nhưng nếu sỏi có kích cỡ lớn thì việc điều trị sẽ cần áp dụng các biện pháp phức tạp hơn để lấy sỏi ra.
* Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Khi nhịn tiểu, vi khuẩn có trong nước tiểu sẽ sinh sôi phát triển mạnh trong bàng quang và lan tới bất cứ vị trí nào của đường tiết niệu do niệu đạo ở phụ nữ khá ngắn.
Khi nhận thất nước tiểu có màu đục, màu máu, rất hay buồn tiểu và bị sốt nhẹ. Khi đi tiểu luôn có cảm giác nóng rát. Đó chính là các dấu hiệu quả bệnh viêm đường tiết niệu.
Những trường hợp này thường phải dùng đến thuốc kháng sinh để kiểm soát triệu chứng viêm do vi khuẩn gây nên. Việc dùng thuốc kháng sinh đường uống hay tiêm tĩnh mạch cho đường tiết niệu dưới hay trên cần có sự tư vấn của bác sỹ.
* Bệnh viêm bàng quang kẽ
Bệnh viêm bàng quang kẽ thường gây ra khi bàng quang phải giữ nước tiểu thường xuyên. Những người bị viêm bàng quang kẽ sẽ có xu hướng dễ buồn tiểu hơn, muốn đi tiểu nhiều hơn nhưng lượng nước tiểu lại khá nhỏ.
Khi bị bệnh lý này, bệnh nhân sẽ thường gặp phải các triệu chứng như đau khung xương chậu, buồn đi tiểu liên tục nhiều lần trong ngày.
Cụ thể hướng điều trị tình trạng nhịn tiểu nhiều có hại không như thế nào, bạn chỉ có thể biết chính xác sau khi đã được thăm khám và tư vấn chính xác. Quan trọng hơn cả vẫn là tập thói quen uống nhiều nước và đi tiểu khi buồn tiểu để lọc thận thường xuyên.
Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh lý này mọi người có thể liên hệ ngay đến các bác sỹ tại bệnh viện đa khoa An Việt qua Hotline: 19002838 để được tư vấn miễn phí ngay nhé. Xin cảm ơn!