Viêm niệu đạo là bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, tác hại của nó với cả hai đối tượng là như nhau nên việc làm cách nào để khỏi bệnh là điều mà bệnh nhân ở giới nào cũng quan tâm. Trong đó, không ít người vẫn hy vào răng bệnh sẽ tự khỏi. Nhưng liệu bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không, làm cách nào để khỏi bệnh nhanh chóng? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Mục lục:
1. Những tác hại của bệnh viêm niệu đạo
Bệnh viêm niệu đạo ở nam giới hay nữ giới đều gây ra những tác hại có mức độ tương đương nhau. Nhưng ở mỗi giới sự nguy hiểm của bệnh lại ở những hướng riêng theo đặc thù của hai giới nam – nữ. Cụ thể như sau:
* Tác hại của bệnh viêm niệu đạo ở nam giới:
Viêm niệu đạo gây ra nhiều triệu chứng khó chịu đối với nam giới
– Bệnh gây nóng rát, sưng đỏ và đau cho niệu đạo
– Gây bí tiểu, tiểu khó, gây tình trạng nhầy, mủ
– Gây hẹp niệu đạo, rối loạn xuất tinh, giảm nhu cầu sinh lý, giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục, nguy cơ cao bị liệt dương xuất tinh sớm
– Nếu bệnh không điều trị kịp thời có thể khiến vi khuẩn xâm nhập ống tinh hoàn gây viêm ống dẫn tinh, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang.
– Vi khuẩn có thể ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng gây vô sinh ở nam giới.
* Tác hại của bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới
Khi bị viêm niệu đạo có thể thiến lỗ niệu đạo sưng đỏ
– Bị đau rát và kích ứng ở niệu đạo, làm sưng đỏ lỗ niệu đạo
– Bị tiểu rắt, tiểu buốt
– Có thể bị chảy máu bất thường ở âm đạo
– Nguy cơ cao bị viêm bàng quang, viêm âm đạo và các phần phụ khác.
2. Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không?
Viêm niệu đạo là bệnh có liên quan đến các chủng khuẩn, do nhiều chủng khuẩn gây ra. Đặc tính cơ bản nhất của vi khuẩn chính là sự phát tán và lây lan nhanh. Tốc độ có thể rất cao nếu như gặp các điều kiện thuận lợi. Do đó, người bệnh gần như không thể trông chờ vào việc hy vọng bệnh tự khỏi. Đáp án cho câu hỏi bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không là bệnh không tự khỏi.
Do đó, thay vì hy vọng vào việc bệnh có thể khỏi tự nhiên thì nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm có thể giúp kìm hãm sự phát triển đáng kể của vi khuẩn, theo đó, bệnh sẽ có sự thuyên giảm đáng kể. Ngoài việc điều trị ra, bạn không thể làm cách nào khác để bệnh khỏi như mong muốn.
Để biết được khi bị viêm niệu đạo cần kiêng gì để điều trị bệnh hiệu quả : Viêm niệu đạo cần kiêng gì – Lời khuyên từ các bác sỹ
3. Cách điều trị viêm niệu đạo hiệu quả nhất
Khi điều trị viêm niệu đạo, người bệnh cần được giảm đau, kháng viêm và thực hiện các thủ thuật hỗ trợ khác. Cụ thể như sau:
* Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm
Người bị viêm niệu đạo có thể được dùng các loại thuốc sau đây để kìm hãm sự phát triển của các chủng khuẩn gây viêm niệu đạo:
Viêm niệu đạo nên uống thuốc gì – Ảnh minh họa
– Thuốc Doxycycline:
Đây là thuốc kháng sinh, dùng bằng đường uống. Liều dùng cụ thể cho bệnh nhân là 2 lần mỗi ngày và duy trì liên tiếp trong 7 ngày
– Thuốc Levofloxacin:
Cũng là thuốc kháng sinh đặc trị cho bệnh viêm niệu đạo, thuốc dùng đường uống. Khi dùng, bệnh nhân sử dụng liều 1 lần mỗi ngày và duy trì liên tiếp 7 ngày.
– Thuốc Azithromycin:
Dạng thuốc kháng sinh này cũng dùng theo đường uống và là thuốc trị viêm niệu đạo chính trong tất cả các toa thuốc cho bệnh nhân viêm niệu đạo. Thuốc có liều dùng duy nhất một lần.
– Thuốc Erythromycin:
Cũng là thuốc thuộc nhóm kháng sinh dùng đường uống, thuốc này có liệu dùng tương đối mạnh, cần duy trì 4 lần mỗi ngày trong 7 ngày liên tiếp.
– Thuốc Ofloxacin:
Thuốc kháng sinh dùng đường uống này có liều dùng trung bình 2 lần mỗi ngày và duy trì trong 7 ngày liên tiếp trong một đợt điều trị.
* Các thủ thuật hỗ trợ điều trị
Trong trường hợp niệu đạo có dịch nhầy mủ thì việc điều trị có thể sẽ cần thêm các thủ thuật khác như:
Đặt ống niệu đạo là một trong số các thủ thuật phổ biến
– Loại bỏ mủ nhầy để làm sạch ống niệu đạo. Đây là thủ thuật có ý nghĩa lớn bởi trong dịch nhầy mủ chứa một lượng lớn vi khuẩn có thể làm bệnh tăng nặng đáng kể.
– Đặt ống niệu đạo là một trong những thủ thuật thường sử dụng cho nam giới khi cần trong điều trị viêm niệu đạo. Thời điểm áp dụng và ai cần áp dụng sẽ do bác sỹ chỉ định cho bệnh nhân nhằm đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn.
Việc dùng thuốc kháng sinh hay bất cứ thủ thuật nào khi cần luôn linh động và được bác sỹ cân nhắc kỹ lưỡng không chỉ theo từng bệnh nhân, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh mà còn cần theo từng giai đoạn điều trị cụ thể. Vì thế, đặt niềm tin vào bác sỹ là điều mà bạn nên làm khi quyết định bắt đầu điều trị.