Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là do dịch từ ổ bụng đi xuống màng tinh hoàn và gây ứ đọng. Đây là trường hợp gặp khá nhiều ở trẻ sơ sinh nhưng lại rất dễ nhầm lẫn với thoát vị bẹn. Vì thế, phụ huynh cần lưu ý các triệu chứng và cho trẻ khám chữa sớm.

1. Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ là gì?

Bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ hay còn gọi tràn dịch màng tinh hoàn trẻ sơ sinh thường phát hiện ngay sau khi trẻ vừa ra đời, có thể coi là căn bệnh bẩm sinh bởi những biểu hiện khá rõ ràng. Các bác sĩ cũng không lạ lẫm với căn bệnh này nữa vì cứ 10 trẻ sinh ra là có 1 trẻ mắc phải. Vậy bố mẹ cần quan sát những biểu hiện và các chữa trị cho trẻ như thế nào qua bài viết dưới đây nhé.

Cấu tạo của màng tinh hoàn có 2 lớp là lá tạng và lá thành, ở giữa luôn có lớp dịch. Vì nhiều nguyên nhân mà phần dịch lẫn mủ hoặc máu bị ứ đọng ở tinh hoàn. Sau khi trẻ được sinh ra nhiều trường hợp tinh hoàn của trẻ có bìu to hơn bình thường, hay bên không cân, sờ bìu thấy có nước, da bìu căng mọng.

Khi bị tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi bìu có hiện tượng bên to bên nhỏ do quá trình tràn dịch khi mang thai có thể ở một hoặc bị tràn ra cả hai bên. Nhiều phụ huynh nghĩ là mới sinh nên hiện tượng đó là bình thường nhưng thực chất không phải là tinh hoàn to bình thường mà nó đang được bao bọc bởi một lớp dịch. Lớp dịch này nhiều hay ít phụ thuộc vào tỉ lệ tràn dịch trong quá trình hoàn thiện của trẻ.

Tràn dịch màng tinh hoàn có thể xảy ra ngay cả khi đang là bào thai, những tháng đầu sơ sinh hoặc phát bệnh khi bé trai đã được 1,2 tuổi.

2. Biểu hiện, triệu chứng của tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh

Theo thống kê thì đây là bệnh lý không quá hiếm gặp, cứ 10 đứa trẻ sinh ra thì có 1 bé trai mắc phải căn bệnh này. Mặc dù dấu hiệu tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em thường biểu hiện rất rõ tại cơ quan sinh dục của bé, nhưng rất nhiều phụ huynh chủ quan nghĩ rằng phần bìu căng to là chuyện bình thường.

Cha mẹ nên chú ý quan sát và phát hiện bệnh sớm bằng những triệu chứng cụ thể dưới đây:

  • Tinh hoàn ở trẻ bị to bất thường, có thể thấy rõ 2 bên bìu mất cân đối hoặc sưng đều cả 2 bên.
  • Khi sờ vào phần bìu dái của bé có cảm giác ứ dịch, nặng nề. Phần da căng mỏng, bóng, lộ rõ tia hoặc chùm máu. Hoặc một cách khác, bạn có thể dùng đèn pin nhỏ soi lên bìu sẽ thấy trong bìu ánh sáng xuyên qua rất rõ.
  • Về lâu dài, dịch tràn bị ứ đọng sẽ làm bé bị đau tức, đau âm ỉ kéo dài lan hết cơ quan sinh dục và vùng bẹn, háng,…

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là bệnh gì ?

Tràn dịch màng tinh hoàn trẻ sơ sinh là căn bệnh lành tính và khá phổ biến, chiếm khoảng 10% khi bé trai được sinh ra. Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bất thường ở bìu, bố mẹ đừng vội khẳng định ngay mà hãy đưa trẻ đi siêu âm để kiểm tra chính xác nhất trẻ có mắc bệnh hay không nhé.

Phụ huynh có bé mắc bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em cũng không nên quá lo lắng, tràn dịch màng tinh hoàn là căn bệnh bẩm sinh và có thể chữa trị được. Sau khi sinh ra cho đến lúc trẻ được 6 tháng tuổi, phụ huynh cứ yên tâm theo dõi vì bệnh có thể tự sinh tự diệt và bé lại có một cơ thể bình thường. Lâu nhất là bệnh tự phục hồi sau một năm kể từ ngày chào đời.

>>>> Tham khảo thêm: Những triệu chứng khi bị tràn dịch màng tinh hoàn

3. Bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm hay không?

Theo bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Quang Cừ – trưởng khoa nam khoa An Việt thì phụ huynh cũng không nên quá lo lắng, tràn dịch màng tinh hoàn là căn bệnh bẩm sinh và có thể chữa trị được.

Sau khi sinh ra cho đến lúc trẻ được 6 tháng tuổi, phụ huynh cứ yên tâm theo dõi vì bệnh có thể tự sinh tự diệt và bé lại có một cơ thể bình thường. Lâu nhất là bệnh tự phục hồi sau một năm kể từ ngày chào đời.

Tuy nhiên tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ trở nên phức tạp khi phần dịch ứ đọng kéo dài, làm bé bị sưng đau, căng tức khó chịu kèm các triệu chứng sốt nóng.

Bên cạnh đó, nếu bệnh không được điều trị đúng đắn sẽ để lại nhiều hệ quả sau này.

  • Ảnh hưởng đến chức năng sản xuất tinh trùng cũng như chất lượng tinh trùng khi trẻ trưởng thành.
  • Nguy cơ teo tinh hoàn dẫn đến hoại tử do môi trường dịch nước ứ đọng tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm,… phát triển gây viêm nhiễm.

Chính vì thế, mặc dù là bệnh lý có thể tự khỏi nhưng phụ huynh cần phải hết sức chú ý và theo dõi. Đồng thời khi trẻ có dấu hiệu tràn dịch màng tinh hoàn trẻ em kéo dài cần đưa bé đến khám và điều trị tại bệnh viện uy tín.

4. Phương pháp điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh

Sau 1 năm tuổi, nếu bìu của bé vẫn to do còn dịch bao quanh tinh hoàn thì bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở khám bệnh tràn dịch màng tinh hoàn trẻ em uy tín, có bác sĩ chuyên khoa để xét nghiệm và điều trị bệnh.

Nếu có biểu hiện tràn dịch màng tinh hoàn trẻ cần được điều trị kịp thời 

Nhiều bố mẹ rất lo sợ khi nhận được kết quả xét nghiệm của con mình là phải chữa trị bệnh tràn dịch này. Lo vì bé mới một tuổi, lo vì sự phát triển sau này của bé, lo bé không có khả năng sinh con sau này. Những nỗi lo vừa rồi được bác sĩ bệnh viện An Việt nhiều năm làm việc tại bệnh viện nhi khẳng định là không cần thiết.

Trong quá trình mổ để chích dịch ra khỏi màng tinh hoàn và bìu khá là đơn giản, đây chỉ là một cuộc tiểu phẫu mà thôi. Sau khi mổ bé chỉ cần vệ sinh, được cung cấp dinh dưỡng là sữa đều đặn thì bé hòan toàn bình thường, khả năng sinh sản cũng không hề bị ảnh hưởng.

Quá trình điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh thường là từ 12 đến 18 tháng. Nếu bé bị cả bệnh thoát vị bẹn (bệnh này biểu hiện căng bìu khi ỉa, đái, khóc… và được phát hiện khi đi xét nghiệm) thì trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ cũng được xử trí luôn.

5. Quá trình phẫu thuật bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh

Vì bố mẹ của bé quá lo lắng với căn bệnh ít chú ý nhưng hay gặp này của trẻ nên bệnh viện An Việt sẽ giải thích và chỉ ra cùng các bạn các bước phẫu thuật giúp chích dịch ra khỏi bìu ở bé nhé.

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ cần được điều trị nhanh chóng để tránh các biến chứng về sau.

Trước khi tiến hành tiểu phẫu thì bé được gây tê tuỷ sống hoặc gây tê tại gốc bìu bằng lidocain hàm lượng 1%

Bước 1: Để tiến hành chữa tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh các bác sĩ sẽ cố định bìu bằng cách dùng tay giữ chặt và đẩy phần dịch chứa trong bìu hướng ra ngoài. Dùng các ngón tay kẹp lại cho da căng lên và chèn phần mạch máu lưu thông ở chỗ này.

Bước 2: Dùng dao phẫu đã được tiệt trùng kĩ rạch da bìu từ 3-5 cm,  rạch thẳng tới lớp màng tinh hoàn, qua lớp Dartos. Dùng 3 đến 4 kẹp răng chuột Allis vào mép đường rạch. Dùng kẹp vào mép đã rạch tránh lớp Dartos dính vào màng  màng tinh hoàn.

Bước 3: Kẹp răng chuột vẫn tách bìu và các tổ chức khác, lúc này dịch đang được hút ra.

Bước 4: Khâu lại lớp màng tinh hoàn. Để thực hiện bác sĩ khâu lớp màng tinh hoàn từ mép cắt vào mặt trong khoảng 1 cm bằng chỉ tự tiêu 3/0- 4/0, sau đó khâu lần lượt quanh cuống tinh hoàn từ 6 đến 8 mũi để tạo những nếp gấp của mào tinh hoàn, tiếp cho đến sát tinh hoàn.

Nếu như máu cầm chưa kỹ hoặc còn dịch chảy ra nhiều thì có thể đặt dẫn lưu trong ổ mổ dẫn chất dịch ra ngoài.

Bệnh Viện đa khoa An Việt nơi hội tụ những bác sĩ đa khoa là các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ… có trình độ và tay nghề cao đầu ngành từ bệnh viện nhi, xử lý hàng nghìn ca phẫu thuật thành công đối với bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh. Liên hệ ngay cho chúng tôi namkhoaanviet.com hoặc hotline 19002838 thường trực để hỗ trợ và chữa trị cho bé tốt nhất.