Bé 4 tuổi bị hẹp bao quy đầu – Cha mẹ cần làm gì?

Làm thế nào để biết được bé 4 tuổi bị hẹp bao quy đầu hay không là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm và tìm kiếm. Hẹp bao quy đầu là một bệnh lý dễ nhận nhận biết đối với người lớn, nhưng lại khó nhận biết sớm đối với trẻ nhỏ. Do cơ thể trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nên khó có thể phán đoán trẻ có mắc bệnh hẹp bao quy đầu hay không?

1. Bé 4 tuổi bị hẹp bao quy đầu có biểu hiện như thế nào?

Hiện tượng hẹp bao quy đầu là một bệnh lý thường gặp ở nam giới, theo thống kê thì 95% bé trai sinh ra bị mắc chứng bệnh hẹp bao đầu quy, đây là một bệnh lý vô cùng bình thường. Bé trai mới sinh có phần quy đầu và bao quy đầu không tách rời do lớp biểu mô hoàn toàn dính vào đầu dương vật. Tác dụng lúc này của bao quy đầu là bảo vệ dương vật vì vậy không kéo xuống được.

Bé 4 tuổi hẹp bao quy đầu có biểu hiện ra sao?

Một số bé trai khi lên 4 trở lên cơ thể phát triển toàn diện có thể tự khỏi theo quá trình phát triển của dương vật. Nhưng 1% khác lại không thể tự khỏi, trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tuổi xảy ra khi lớp da này vẫn trùm kín phần bao quy đầu. Vì vậy, khi bé lên 4 tuổi nếu các bậc phụ huynh vẫn thấy phần quy đầu bị trùm kín, bám chặt vào dương vật thì có khả năng bé bị mắc bệnh hẹp bao quy đầu rất cao.

2. Hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tuổi – Cha mẹ cần làm gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi của bệnh viên An Việt, nhiều bậc phụ huynh cho rằng chịu khó tuột bao quy đầu và vệ sinh sạch sẽ có thể hạn chế hẹp bao quy đầu ở trẻ, nhưng thực chất lại khiến bao quy đầu thêm hẹp. Do việc tác động mạnh có thể gây chảy máu, nhiều khả năng khiến bao quy đầu dính chặt vào dương vật gây lên hiện tượng hẹp bao quy đầu.

Điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tuổi bằng cách nào?

Đối với bé 4 tuổi bị hẹp bao quy đầu đơn thuần mà không kèm theo biểu hiện, triệu chứng nào khác thì hoàn toàn bình thường. Biểu hiện bệnh có thể mất dần khi bé lên 6 tuổi. Bên cạnh đó gia đình có thể bôi thuốc Betamethasone 0,05% lên bao quy đầu của trẻ với liều lượng 2 lần trong ngày, tiến hành đều đặn khoảng 1 tháng rưỡi bao quy đầu có thể tụt xuống.

Trong trường hợp bé lên 8 mà bao quy đầu vẫn chưa tụt xuồng, ngoài ra còn có các dấu hiệu bất thường khác như tiểu rắt, khó tiểu, bao quy đầu thường xuyên đỏ tấy, nước tiểu đục, trẻ có thói quen hay vọc vào vùng kín,…thì cần đưa trẻ đi khám và điều trị phù hợp.

Trong trường hợp cần thiết theo chỉ định của bác sĩ cần phải phẫu thuật cắt bao quy đầu. Nếu trẻ chỉ bị dài và hẹp bao quy đầu thì nên đợi đến khi bé đến độ tuổi dậy thì mới tiến hành cắt bỏ. Cuộc tiểu phẫu diễn ra rất đơn giản, an toàn hoàn toàn không gây đau.

Tại bệnh viện An Việt, áp dụng công nghệ xâm lấn hiện đại của Hàn Quốc, với đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong ngành đảm bảo điều trị an toàn, triệt để bệnh. An Việt đảm bảo bảo mật thông tin khách hàng, tạo môi trường thoải mái, thân thiện với trẻ, với cơ sở vật chất khang trang hiện đại đảm bảo các bậc phụ huynh an tâm. Vì vậy khi bé 4 tuổi bị hẹp bao quy đầu, hãy đưa bé đến nay An Việt để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị chính xác và nhanh chóng nhất nhé.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị cho bé 4 tuổi bị hẹp bao quy đầu, cha mẹ có thể tìm hiểu thêm tại địa chỉ website: namkhoaanviet.com hoặc liên hệ trực tiếp đến số điện thoại: 1900 2838 để được tư vấn chi tiết.

 THAM KHẢO:

  • Hẹp bao quy đầu ở trẻ 6 tháng tuổi
  • Trẻ 3 tháng tuổi bị hẹp bao quy đầu